Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ

Em đang là sinh viên trường Đại học Huế - khoa Luật. Em đang nghiên cứu một đề tài và có thắc mắc muốn hỏi, mong anh chị trả lời giúp em với ạ. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ được quy định như thế nào? Em có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Em cảm ơn ạ Thùy Chi (chi***@gmail.com)

Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Khoản 1 Mục IIB Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP như sau:

1.1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ.

a) Nếu họ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại các Điều từ Điều 206 đến Điều 210 của Luật sở hữu trí tuệ, thì Toà án áp dụng các quy định tương ứng này của Luật sở hữu trí tuệ.

b) Nếu họ yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà trong Luật sở hữu trí tuệ không có quy định và biện pháp khẩn cấp tạm thời đó được quy định tại Chương VIII của Bộ luật tố tụng dân sự, thì Toà án áp dụng các quy định tương ứng của Bộ luật tố tụng dân sự. Khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ yêu cầu Toà án áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật tố tụng dân sự, thì Toà án phải xem xét các biện pháp khẩn cấp tạm thời được yêu cầu áp dụng có liên quan đến lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ hay không để áp dụng cho phù hợp.

1.2. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật sở hữu trí tuệ; cụ thể như sau:

a) Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Thiệt hại là hậu quả tất yếu của hành vi xâm phạm sắp xảy ra và khi thiệt hại xảy ra thì không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

b) Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.

- Tẩu tán là việc phân tán nhanh hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đi nhiều nơi để dấu.

- Tiêu huỷ là việc làm cho hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị biến dạng hoặc bị mất hẳn đi, không để lại dấu vết.

1.3. Khi yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải nêu rõ yêu cầu của mình thuộc trường hợp nào quy định tại khoản 1 Điều 206 của Luật sở hữu trí tuệ. Nếu đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện thì đơn khởi kiện phải được làm theo đúng quy định tại Điều 164 của Bộ luật tố tụng dân sự.

1.4. Trong trường hợp đơn khởi kiện đã có các nội dung để xác định việc thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án là thuộc thẩm quyền của mình, nhưng cần phải sửa đổi, bổ sung một số nội dung khác, thì Toà án thụ lý giải quyết đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay theo quy định tại khoản 3 Điều 117 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại mục 6 Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27-4-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự. Việc yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và thụ lý vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 169 và Điều 171 của Bộ luật tố tụng dân sự.

Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là Toà án có thẩm quyền thụ lý đơn khởi kiện và giải quyết vụ án theo quy định tại các Điều 33, 34, 35 và 36 của Bộ luật tố tụng dân sự và hướng dẫn tại mục 1 Phần I của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31-3-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật tố tụng dân sự.

1.5. Toà án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ trước khi nghe ý kiến của bên bị áp dụng biện pháp đó.

Trên đây là nội dung quy định về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH&CN-BTP.

Trân trọng!

Quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp mới nhất về Quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Tòa án sử dụng những biện pháp dân sự nào để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Định nghĩa và những đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ?
Hỏi đáp pháp luật
Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về bán đấu giá quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Định giá quyền sở hữu trí tuệ của người phải thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Quy định cưỡng chế với tài sản là quyền sở hữu trí tuệ thuộc sở hữu của người phải thi hành án
Hỏi đáp pháp luật
Việc post các truyện ngắn lên mạng để mọi người vào đọc online có vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không
Hỏi đáp pháp luật
Quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện về tên giống cây trồng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền sở hữu trí tuệ
Thư Viện Pháp Luật
248 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền sở hữu trí tuệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào