Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được pháp luật nước ta quy định như thế nào?
Loại trừ xung đột thông tin trên mạng là hoạt động bảo vệ và đáp trả hợp pháp vào nguồn thông tin gây xung đột trên mạng.
Theo đó, tại Điều 15 Nghị định 142/2016/NĐ-CP về ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng do Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định về việc loại trừ xung đột thông tin trên mạng như sau:
- Các cơ quan nghiệp vụ chịu trách nhiệm loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
- Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan nghiệp vụ để loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
- Loại trừ xung đột thông tin trên mạng được thực hiện khi có các yếu tố sau:
+ Xác định rõ nguồn gốc xung đột thông tin trên mạng;
+ Nhân lực, biện pháp công nghệ, kỹ thuật và đấu tranh ngoại giao có đủ khả năng để loại trừ xung đột thông tin trên mạng;
+ Thông báo trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, email hoặc hệ thống thông tin đại chúng đến tổ chức, cá nhân có liên quan đối với nguồn thông tin gây xung đột thông tin trên mạng.
Trên đây là nội dung giải đáp về việc loại trừ xung đột thông tin trên mạng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kịch bản Lễ kết nạp hội viên Cựu chiến binh Việt Nam ngắn gọn 2024?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có tư cách pháp nhân không? Có được cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin cho tổ chức ngoài ngành?
- Bảng lương của Thống kê viên hiện nay là bao nhiêu?
- Việc xây dựng quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia được thực hiện theo các nguyên tắc nào?
- Chủ tịch nước có quyền gì trong lĩnh vực tư pháp?