Công ty hợp danh có được chia, tách?
Theo quy định của pháp luật hiện hành tại Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Trong quá trình hoạt động thì căn cứ vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp có thể thực hiện tổ chức lại doanh nghiệp thông qua các hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
Trong đó:
** Chia doanh nghiệp:
Theo quy định tại Điều 192 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể chia các cổ đông, thành viên và tài sản công ty để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới trong một trong các trường hợp sau đây:
- Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chia sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị chia và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
- Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp họ được chuyển sang cho các công ty mới;
- Kết hợp cả hai trường hợp trên.
** Tách doanh nghiệp:
Theo quy định tại Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014 thì công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần mới (gọi là công ty được tách) mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Tách công ty có thể thực hiện theo một trong các phương thức sau đây:
- Một phần phần vốn góp, cổ phần của các thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị phần vốn góp, cổ phần được chuyển sang cho các công ty mới theo tỷ lệ sở hữu trong công ty bị tách và tương ứng giá trị tài sản được chuyển cho công ty mới;
- Toàn bộ phần vốn góp, cổ phần của một hoặc một số thành viên, cổ đông cùng với tài sản tương ứng với giá trị cổ phần, phần vốn góp của họ được chuyển sang cho các công ty mới;
- Kết hợp cả hai trường hợp trên.
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì việc tổ chức lại doanh nghiệp thông qua các hình thức chia doanh nghiệp, tách doanh nghiệp được áp dụng thực hiện đối với doanh nghiệp thuộc các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
Đồng nghĩa, các doanh nghiệp thuộc loại hình công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì không được thực hiện tổ chức lại thông qua các hình thức chia doanh nghiệp, chia doanh nghiệp.
Do đó: Đối với trường hợp của công ty bạn là công ty hợp danh, không thuộc trường hợp được chia doanh nghiệp. Nên công ty không được thực hiện chia công ty thành hai công ty khác nhau để mỗi thành viên hợp danh quản lý một công ty.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?