Điều tra, khảo sát và phân tích thực vật phù du
Điều tra, khảo sát và phân tích thực vật phù du được quy định tại Khoản 1 Điều 57 Quy định về kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển ban hành kèm theo Thông tư 57/2017/TT-BTNMT, cụ thể:
a) Nội dung điều tra từ 300 hải lý trở vào
- Điều tra mặt rộng: tìm hiểu sự phân bố mặt rộng của thực vật phù du;
- Điều tra mặt cắt: dùng những mặt cắt tiêu chuẩn để tìm hiểu phân bố theo chiều thẳng đứng của thực vật phù du;
- Điều tra liên tục ngày đêm: tìm hiểu sự di động thẳng đứng ngày đêm của thực vật phù du;
b) Dụng cụ và hóa chất
- Lưới thu mẫu
Quy cách của lưới sinh vật phù du cỡ nhỏ như sau:
Các phần |
Quy cách |
|
Miệng lưới |
Đường kính 37 cm, diện tích 0,1m2 |
|
Thân lưới |
Phần chóp trên |
Dài 120 cm bằng vải bạt hoặc kaki dày bằng 50 cm |
Phần lọc |
Dài 150 cm bằng vải lưới d = 20 đến 25 µm |
|
Đáy lưới |
Dài 10 cm, đường kính 9 cm, bằng vải bạt hoặc kaki dày |
- Lấy mẫu sinh vật phù du bằng thiết bị lấy nước chuyên dụng;
- Buồng đếm tế bào: sử dụng buồng đếm Sedgwick - Rafter hoặc buồng đếm Palmer - Maloney (P-M);
- Dụng cụ quang học;
- Dụng cụ chứa mẫu: dùng chai nhựa;
- Nhãn;
- Dung dịch bảo quản mẫu: dùng dung dịch lugol.
c) Phương pháp thu mẫu ngoài hiện trường
- Trước khi đi thu mẫu phải chuẩn bị và kiểm tra đầy đủ các dụng cụ, hóa chất, kiểm tra lại máy tời, máy độ dài dây cáp, các loại biểu ghi, lọ và vật tư kèm theo;
- Thu thập vật mẫu
+ Thu thập vật mẫu bằng lưới: các loại lưới đều vớt thẳng đứng và theo phân tầng từ dưới đáy lên;
+ Tốc độ thả lưới gần bằng 0,5m/s có tính đến góc lệch của dây cáp. Nếu góc lệch lớn hơn 45° thì mẫu vật thu được chỉ có giá trị về mặt định tính, không có giá trị định lượng;
+ Phải kéo lưới với tốc độ ổn định. Đối với lưới cỡ lớn tốc độ kéo lưới là từ 0,5 đến 1m/s, lưới cỡ vừa là 0,5m/s, lưới cỡ nhỏ từ 0,3 đến 0,5m/s. Khi đang kéo lưới tuyệt đối không được dừng lại;
+ Sau khi kéo lưới lên khỏi mặt nước dùng vòi phun nước phun ở phía ngoài cho sinh vật trôi hết xuống ống đáy rồi cho vào lọ. Tùy theo lượng nước mà cho formol vào lọ mẫu để có nồng độ 5%;
+ Nếu vớt mẫu phân tầng phải căn cứ theo sự phân tầng như của bộ phận hải văn: 0 đến 10m, 10 đến 20m, 20 đến 35m, 35 đến 50m, 50 đến 100m, 100 đến 200m, 200 đến 500m;
+ Khi miệng lưới tới giới hạn trên của tầng nước phải dừng lại và nhanh chóng thả búa phân tầng để lưới gập lại;
+ Khi góc lệch dây cáp lớn hơn 30° thì không vớt mẫu phân tầng;
- Thu thập vật mẫu bằng máy lấy nước: căn cứ vào độ sâu để tính số máy phải lắp theo các tầng nước quy định;
- Trong lúc lấy mẫu phải lưu ý các điểm sau:
+ Nếu trong mẫu vật có rác bẩn, váng dầu hoặc có các động vật thủy sinh lớn có nhiều xúc tu thì phải thu mẫu lại. Phải cho đủ hóa chất bảo quản vào lọ mẫu để tránh thối hỏng;
+ Buộc lưới: nếu lưới có ống đáy nhẹ, phần cuối khung lưới nối với quả nặng có trọng lượng khoảng 0,5 kg;
+ Kéo lưới: các loại lưới đều phải kéo thẳng đứng, lưới phải được kéo với tốc độ ổn định;
+ Xử lý mẫu vật: dùng ống hút đầu bịt vải lưới để hút bớt nước ở lọ mẫu, đổ mẫu vật vào lọ nhỏ có kích thước thích hợp tùy theo lượng mẫu vật;
+ Mẫu vật thu thập bằng máy lấy nước phải dùng máy ly tâm để làm lắng, rút bớt nước còn khoảng 05 đến 10ml để bảo quản trong các lọ nhỏ;
- Phương pháp bảo quản và vận chuyển
+ Hóa chất bảo quản: dung dịch lugol;
+ Vận chuyển: mẫu được xếp vào các thùng tôn;
- Đăng ký mẫu vật: ghi vào sổ đăng ký và đối chiếu;
d) Phân tích mẫu
- Xử lý và phân tích mẫu định tính: mẫu định tính mang về phòng thí nghiệm. Phân tích mẫu bằng kính hiển vi có độ phóng đại từ 100 đến 1000 lần và kính hiển vi đảo ngược huỳnh quang có độ phóng đại từ 40 đến 400 lần;
- Phân tích định lượng thực vật phù du: mẫu định lượng mang về phòng thí nghiệm bằng buồng đếm Sedgewick - Rafter, đếm số lượng tế bào của từng loài dưới kính hiển vi đảo ngược huỳnh quang có độ phóng đại từ 40 đến 400 lần;
đ) Phương pháp chỉnh lý
- Thống kê;
- Vẽ biểu đồ: từ những số liệu đã thống kê, được biểu thị bằng các loại biểu đồ sau:
+ Bản đồ mặt rộng: dùng biểu thị sự phân bố mặt rộng. Đối với những đối tượng có số lượng lớn thì dùng đường đẳng trị, đối với những đối tượng có số lượng ít và không xuất hiện thường xuyên phải dùng bản đồ phù hiệu;
+ Bản đồ phân bố mặt cắt;
+ Biểu đồ biến đổi theo mùa;
+ Biểu đồ di động thẳng đứng ngày đêm;
+ Biểu đồ biến đổi tỷ lệ phần trăm theo mùa;
+ Biểu đồ thành phần phần trăm;
+ Biểu đồ tính chất sinh thái.
Trên đây là tư vấn về quy định kỹ thuật chi tiết trong điều tra, khảo sát và phân tích thực vật phù du. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 57/2017/TT-BTNMT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?