Ly hôn giả tạo để không phải trả nợ, xử lý thế nào?
Theo quy định tại Khoản 15 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì:
Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Theo thông tin Anh/Chị cung cấp thì người chồng đã chuyển hết tài sản cho bố mẹ vợ và hai vợ chồng đã nộp đơn ra Tòa ly hôn nhằm không trả nợ cho Anh/Chị. Trong trường hợp này rất có thể hai vợ chồng người vay tiền của Anh/Chị có hành vi ly hôn giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ thanh toán nợ với Anh/Chị (vì người chồng đã cố tình chuyển hết tài sản sang cho bố mẹ vợ). Do đó, việc ly hôn giả tạo của họ là đã vi phạm quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Nếu Anh/Chị có cơ sở chứng minh được họ ly hôn giả tạo, tòa án sẽ bác đơn yêu cầu xin ly hôn.
Việc ly hôn giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 35 Điều 1 Nghị định 67/2015/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;
Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các cơ quan, đơn vị Cảnh sát giao thông nào có trách nhiệm tiếp nhận tin báo về tai nạn giao thông đường bộ?
- Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, nhãn hiệu có thể được bảo hộ trong bao lâu?
- Hướng dẫn viết đơn xin thuê đất mới nhất hiện nay?
- Quyền sở hữu công nghiệp gồm các quyền nào?
- Từ 01/01/2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm có phải thi lại không?