Trường hợp trang thiết bị y tế phải có giấy phép nhập khẩu

Là một nhân viên quản lý trang thiết bị y tế tôi nghĩ mình nên có sự hiểu biết cụ thể về công việc hiện tại của mình. Tuy nhiên tôi chưa rõ lắm ở một số trang thiết bị y tế nào thì khi nhập khẩu phải có giấy phép? Mong Ban tư vấn thông tin giúp tôi. Chân thành cảm ơn! Minh Toàn - toaan**@gmail.com

Tại Khoản 27 Điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 36/2016/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế, có quy định các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu:

a) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc kiểm định hoặc đào tạo hướng dẫn việc sử dụng, hướng dẫn sửa chữa trang thiết bị y tế;

b) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ mục đích viện trợ, viện trợ nhân đạo;

c) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để phục vụ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo;

d) Trang thiết bị y tế chưa có số lưu hành nhập khẩu để sử dụng cho mục đích chữa bệnh cá nhân bao gồm trang thiết bị y tế được sản xuất theo chỉ định sử dụng riêng biệt cho cá nhân hoặc theo nhu cầu chẩn đoán đặc biệt của cơ sở y tế;

đ) Trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất đã có số đăng ký lưu hành, nguyên liệu để sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất;

e) Trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất nhập khẩu để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc kiểm định;

g) Trang thiết bị y tế đã qua sử dụng nhập khẩu để phục vụ mục đích nghiên cứu, đào tạo (không thực hành trên người và không sử dụng các trang thiết bị y tế này cho mục đích chẩn đoán, điều trị). Việc nhập khẩu trang thiết bị y tế thuộc trường hợp này thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;

h) Nguyên liệu sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất nhập khẩu để phục vụ nghiên cứu hoặc kiểm định.

** Đồng thời, chúng tôi thông tin thêm đến bạn một số trang thiết bị y tế phải có giấy phép xuất khẩu:

- Trang thiết bị y tế có chứa chất ma túy và tiền chất;

- Nguyên liệu để sản xuất trang thiết bị y tế là chất ma túy và tiền chất.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Giấy phép nhập khẩu
Hỏi đáp mới nhất về Giấy phép nhập khẩu
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan gồm giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang theo hiệp định CPTPP như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép nhập khẩu thủy sản sống mới nhất áp dụng năm 2024 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép nhập khẩu thủy sản sống có hiệu lực bao nhiêu tháng?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu hàng hóa tân trang theo Hiệp định CPTPP gồm các tài liệu gì?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ thuộc cơ quan nào?
Hỏi đáp pháp luật
Hàng hóa không có giấy phép nhập khẩu có được xem là hàng hóa nhập lậu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy phép nhập khẩu
Thư Viện Pháp Luật
244 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giấy phép nhập khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giấy phép nhập khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào