Thẩm phán có được mặc áo choàng khi xét xử người dưới 18 tuổi?
Tại Điều 1 và Điều 2 Quyết định 210/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định như sau:
"Điều 1. Trang phục xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân là áo choàng dài tay màu đen có kiểu dáng, chất liệu, họa tiết cụ thể như sau:
...
Điều 2. Trang phục xét xử của Thẩm phán Tòa án nhân dân quy định tại Điều 1 Quyết định này được thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, với niên hạn sử dụng là 05 năm 02 chiếc, lần đầu cấp 02 chiếc."
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì từ ngày 01/01/2018, khi tham gia xét xử tại Tòa Thẩm phán Tòa án nhân dân phải mặc áo choàng dài tay màu đen có kiểu dáng, chất liệu, họa tiết cụ thể theo quy định tại Quyết định 210/QĐ-TANDTC năm 2017.
Ngày 21/09/2018 Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư 02/2018/TT-TANDTC quy định về việc xét xử vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc vụ án hình sự có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác (sau đây gọi chung là người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi) thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên. Đối với các Tòa án chưa tổ chức Tòa gia đình và người chưa thành niên thì việc xét xử các vụ án trên do Thẩm phán chuyên trách thực hiện.
Trong đó, tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC có quy định:
"Điều 7. Xét xử vụ án hình sự có bị cáo, người bị hại là người dưới 18 tuổi
1. Khi xét xử vụ án hình sự quy định tại Điều 5 của Thông tư này, Tòa án phải thực hiện các quy định sau đây:
...
b) Thẩm phán mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân (không mặc áo choàng);"
Và, tại Điều 5 Thông tư 02/2018/TT-TANDTC có quy định:
"Điều 5. Những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên xét xử tại Phòng xét xử thân thiện
1. Những vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 4 của Thông tư này thì xét xử tại Phòng xét xử thân thiện.
2. Đối với các Tòa án chưa có Phòng xét xử thân thiện thì khi xét xử các vụ án quy định tại khoản 1 Điều này, phòng xử án phải được bố trí thân thiện, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi."
Như vậy: Căn cứ các quy định trên đây thì trường hợp xét xử các vụ án hình sự có bị cáo là người dưới 18 tuổi thuộc thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên và thuộc trường hợp được xét xử tại Phòng xét xử thân thiện thì Thẩm phán tham gia xét xử mặc trang phục làm việc hành chính của Tòa án nhân dân mà không mặc áo choàng.
Ngoài trường hợp trên đây thì Thẩm phán phải mặc áo choàng khi tham gia xét xử tại Tòa án.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?