Cấu thành tội phạm của Tội bức tử
Tại Điều 130 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
"Điều 130. Tội bức tử
1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai."
Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì có thể xác định cấu thành tội phạm của Tội bức tử cụ thể như sau:
1. Về mặt khách quan của tội phạm:
- Về hành vi: Người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.
Trong đó:
+ Đối xử tàn ác với người lệ thuộc ở đây được hiểu là hành vi của người phạm tội đối xử một cách tàn nhẫn với người lệ thuộc, gây đau khổ về thể xác, tinh thần của người lệ thuộc...
+ Thường xuyên ức hiếp người lệ thuộc ở đây được hiểu là là hành vi của người phạm tội lợi dụng sự lệ thuộc của người bị hại vào mình mà đối xử bất công, xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp của người đó một cách trái pháp luật,...
+ Ngược đãi người lệ thuộc ở đây được hiểu là hành vi của người phạm tội đối xử tàn nhẫn, tàn tệ với người lệ thuộc mình,...
+ Làm nhục người lệ thuộc ở đây được hiểu là hành vi của người phạm tội xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người lệ thuộc mình một cách trái pháp luật,...
+ Người lệ thuộc ở đây có thể được hiểu là người lệ thuộc về tài chính, công việc, tôn giáo,...
- Về mặt hậu quả: Làm cho người bị hại tự sát.
Việc người bị hại tự sát mà chết hoặc không chết không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.
2. Về mặt chủ quan của tội phạm:
- Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý gián tiếp hoặc do lỗi vô ý.
+ Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát, thấy trước hậu quả là người bị hại sẽ tự sát của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
+ Lỗi vô ý:
++ Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
++ Lỗi vô ý do quá cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể khiến cho người bị hại tự sát, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
3. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến sức khỏe, tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ, quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.
4. Về mặt chủ thể của tội phạm:
Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.
Hình phạt đối với người phạm tội bức tử:
Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bức tử.
Tùy vào trừng trường hợp cụ thể, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội mà người phạm tội bức tử có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 12 năm.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?