Tội bức tử

Xin Báo An ninh Thủ đô cho tôi biết người thường xuyên đánh đập, làm nhục, đối xử độc ác với người lệ thuộc mình dẫn đến việc người đó phải tự tử (nhưng người này được phát hiện kịp thời và cứu sống) thì có phải chịu tội gì không, biểu hiện của tội này như thế nào và hình phạt cụ thể cho kẻ đã gián tiếp gây ra để người sống lệ thuộc mình phải tự tử? T.V.A (Ngọc Lâm, Hà Nội)

 Những hành vi đối xử với người lệ thuộc mình dẫn đến người đó phải tự sát như bạn vừa nêu là dấu hiệu của tội bức tử.

Điều 100 của Bộ luật Hình sự quy định tội bức tử như sau:

1- Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2- Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm.

Như vậy, theo quy định của điều luật nêu trên thì người bị coi là phạm tội bức tử khi có một trong những hành vi sau đây:

+ Đối xử tàn ác đối với nạn nhân: Người phạm tội đã có hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, có hành đông gây đau khổ cho người lệ thuộc mình. Sự đau khổ của nạn nhân không chỉ là sự đau khổ về thể xác, mà còn có thể đau khổ về tinh thần.

+ Thường xuyên ức hiếp nạn nhân: Đó là hành vi dựa vào quyền hành, sức mạnh, tiền tài để đè nén, buộc người lệ thuộc mình phải chịu đựng những bất công, phi lý mà không dám phản kháng... Hành vi ức hiếp phải xảy ra thường xuyên thì mới bị coi là tội phạm.

+ Ngược đãi nạn nhân: Là hành vi đối xử một cách tàn nhẫn, đi ngược lại với những quy tắc xử sự trong xã hội, những truyền thống của một dân tộc.

+ Làm nhục nạn nhân: Hành vi làm tổn thương đến nhân phẩm, danh dự người lệ thuộc mình bằng lời nói hoặc bằng hành động.

Để xác định đúng tội phạm thì về phía người bị hại phải là người lệ thuộc vào người phạm tội, tức là họ phải dựa vào người phạm tội trong cuộc sống về các mặt vật chất và tinh thần. Mặt khác, nạn nhân phải là người tự tước đoạt tính mạng của mình và nguyên nhân dẫn đến việc nạn nhân tự sát phải là do hành vi của người phạm tội gây ra.

Hình phạt cụ thể đối với người phạm tội bức tử như đã nêu tại điều luật. Tuy nhiên, chỉ cần nạn nhân có hành vi tự sát là tội phạm hoàn thành và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội danh này, còn việc nạn nhân chết hay được cứu sống chỉ có ý nghĩa xem xét khi quyết định hình phạt. Do đó, để quyết định một hình phạt thích đáng cho người phạm tội bức tử phải tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

 

Tội bức tử
Hỏi đáp mới nhất về Tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Quy định của pháp luật về các trường hợp phạm tội cụ thể của tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Các dấu hiệu cơ bản của người bị coi là phạm tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Người bị phạm tội bức tử phải thỏa mãn những điều kiện nào
Hỏi đáp pháp luật
Quy định của pháp luật về tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Mức án đối với tội bức tử
Hỏi đáp pháp luật
Thế nào thì bị coi là phạm tội bức tử?
Hỏi đáp pháp luật
Mức án đối với tội bức tử?
Hỏi đáp pháp luật
Tội bức tử được quy định như thế nào theo Bộ Luật hình sự 2015?
Hỏi đáp pháp luật
Tội bức tử theo quy định của Bộ Luật hình sự 1985
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội bức tử
Thư Viện Pháp Luật
276 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội bức tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào