Sửa chữa tài sản các trang thiết bị chuyên dùng trong ngành Hải quan

Ban biên tập có nhận dược thắc mắc củ bạn Phương Anh, hiện bạn đnag là công chức kế toán tại một đơn vị Hải quan. Có thắc mắc sau tôi mong nhận phản hồi. Cụ thể: Sửa chữa tài sản các trang thiết bị chuyên dùng trong ngành Hải quan được quy định như thế nào?

Sửa chữa tài sản các trang thiết bị chuyên dùng trong ngành Hải quan được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Quyết định 2385/QĐ-TCHQ năm 2012 về Quy chế quản lý, sử dụng trang thiết bị chuyên dùng trong ngành Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành, cụ thể như sau:

2.3.1. Đơn vị trực tiếp quản lý chịu trách nhiệm ký hợp đồng sửa chữa, trong đó:

a. Trường hợp sự cố, hỏng hóc xảy ra do lỗi của cá nhân, đơn vị sử dụng thì cá nhân, đơn vị sử dụng đó chịu trách nhiệm thanh toán chi phí sửa chữa cho sự cố gây ra. Kinh phí sử dụng cho việc sửa chữa khắc phục sự cố trường hợp do đơn vị sử dụng gây ra được lấy từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của đơn vị quản lý tài sản (Tổng cục Hải quan không bố trí bổ sung thêm nguồn chi thường xuyên cho đơn vị để bù lại khoản đã chi sửa chữa này).

b. Trường hợp sự cố, hỏng hóc tài sản xảy ra không phải do lỗi của người sử dụng và tài sản đã hết thời gian bảo hành, bảo trì: đơn vị trực tiếp quản lý căn cứ phân cấp thẩm quyền để tự quyết định hoặc báo cáo Tổng cục quyết định việc sửa chữa tài sản.

- Khi báo cáo Tổng cục xét duyệt, đơn vị phải báo cáo rõ các nội dung: giải trình cụ thể nguyên nhân hư hỏng; nội dung sửa chữa; chi phí; lần sửa chữa gần đây nhất (thời gian, nội dung, chi phí); kèm các hồ sơ: biên bản kiểm tra kỹ thuật, phương án sửa chữa, báo giá....

Tổng cục không xem xét các trường hợp đề nghị sửa chữa tài sản không ghi rõ nguyên nhân hư hỏng, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan.

- Kinh phí sửa chữa được lấy từ nguồn kinh phí sửa chữa tài sản của đơn vị đã được Tổng cục giao trong dự toán chi NSNN hàng năm. Nếu nguồn kinh phí này không đủ, đơn vị báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét, bố trí bổ sung (gửi kèm hợp đồng, hóa đơn, chứng từ sửa chữa liên quan).

2.3.2. Trường hợp sự cố, hỏng hóc tài sản xảy ra không phải do lỗi của người sử dụng và tài sản vẫn trong thời gian bảo hành, bảo trì:

- Đối với tài sản hình thành từ các nguồn quy định tại điểm 2.1, 2.2 Điều 1 Quy chế này, đơn vị trực tiếp quản lý thông báo tới đơn vị mua sắm tài sản để yêu cầu nhà cung cấp thực hiện nghĩa vụ bảo hành, bảo trì theo đúng hợp đồng đã ký kết hoặc tự yêu cầu nhà cung cấp thực hiện (áp dụng khi đơn vị trực tiếp quản lý mua sắm tài sản).

Trường hợp nhà cung cấp chậm xử lý hoặc không xử lý không vì nguyên nhân bất khả kháng quy định trong hợp đồng, đơn vị mua sắm phải sử dụng các quyền ghi trong hợp đồng để buộc nhà cung cấp thực hiện, hoặc phạt vi phạm hợp đồng, ghi nhận trách nhiệm của nhà cung cấp để có đánh giá khi tổ chức đấu thầu mua sắm lần sau.

- Đối với tài sản hình thành từ các nguồn quy định tại điểm 2.3 Điều 1 Quy chế này, đơn vị trực tiếp quản lý căn cứ phiếu bảo hành để yêu cầu nhà cung cấp sửa chữa tài sản.

2.4. Thời gian sửa chữa (tính từ khi có quyết định phê duyệt đơn vị sửa chữa đến khi nghiệm thu tài sản đi vào hoạt động bình thường) tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp việc sửa chữa kéo dài hơn quy định, đơn vị phải có báo cáo cấp có thẩm quyền cụ thể nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.

2.5. Sửa chữa lớn tài sản:

a. Các trường hợp sửa chữa lớn tài sản chuyên dùng bao gồm:

- Giá trị sửa chữa lớn hơn 30% nguyên giá tài sản ban đầu.

- Sửa chữa kèm thay thế bộ phận, linh kiện trọng yếu của thiết bị (đóng vai trò kỹ thuật then chốt, ảnh hưởng đến thời gian sử dụng của tài sản hoặc chiếm tỉ trọng từ 20% trở lên so với nguyên giá ban đầu…)

b. Sau khi sửa chữa lớn tài sản, đơn vị trực tiếp quản lý có trách nhiệm thành lập hội đồng để đánh giá lại nguyên giá, thời gian sử dụng còn lại của tài sản theo quy định.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Hải quan
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hải quan mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan gồm các hoạt động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan hàng hóa dự kiến xuất nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trị giá hải quan hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn thủ tục khai báo và kiểm tra hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02B/TB-TGHQ/TXNK thông báo về trị giá hải quan mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã HS của gạo xuất khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Thư Viện Pháp Luật
278 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào