Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng trong ngành Hải quan

Ban biên tập có nhận được thắc mắc của bạn Hoàng Anh, hiện đang làm việc tại một đơn vị hải quan. Có thắc mắc sau mong nhận phản hồi từ Ban biên tập. Cụ thể: Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng trong ngành Hải quan được quy định như thế nào?

Nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng trong ngành Hải quan được quy định tại Điều 3 Quyết định 2385/QĐ-TCHQ năm 2012 về Quy chế quản lý, sử dụng trang thiết bị chuyên dùng trong ngành Hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục hải quan ban hành, cụ thể như sau:

- Việc quản lý, sử dụng các tài sản quy định tại Điều 1 Quy chế này phải thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ; Thông tư số 245/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 và Thông tư số 09/2012/TT-BTC ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính; Quyết định số 790/QĐ-BTC ngày 30/3/2012 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.

- Tài sản được trang bị phải bảo đảm tiêu chuẩn định mức, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật; phù hợp với tình hình thực tiễn của đơn vị tiếp nhận, sử dụng; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị cũng như của Ngành.

- Các đơn vị, cá nhân được giao sử dụng tài sản có trách nhiệm sử dụng tài sản đúng mục đích và công năng của tài sản, đúng quy trình của nhà sản xuất và quy trình nghiệp vụ Hải quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bảo vệ - bảo quản tài sản để luôn có phương tiện kỹ thuật tốt phục vụ công tác.

- Các đơn vị trực tiếp quản lý tài sản có trách nhiệm theo dõi tình hình sử dụng tài sản của đơn vị sử dụng trực thuộc, kịp thời xử lý khi đơn vị không còn hoặc giảm nhu cầu sử dụng; theo dõi tình hình tài sản để kịp thời có biện pháp xử lý khi tài sản gặp sự cố, cần bảo dưỡng...

- Nghiêm cấm: việc trang bị không đúng mục đích, tiêu chuẩn gây lãng phí; trang bị nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả; sử dụng sai mục đích, quy trình gây hư hỏng, thất thoát tài sản; cố ý làm hư hỏng tài sản; không quản lý tài sản dẫn đến hư hỏng, mất mát...

- Đơn vị và cá nhân vi phạm Quy chế này, gây thất thoát, hư hỏng tài sản, ảnh hưởng tới việc thực hiện nhiệm vụ, công việc chung của đơn vị và toàn ngành tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý, kỷ luật theo quy định tại Điều 16 Quy chế này.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Hải quan
Hỏi đáp mới nhất về Hải quan
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày truyền thống của ngành Hải quan Việt Nam là ngày mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hải quan mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan gồm các hoạt động nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan hàng hóa dự kiến xuất nhập khẩu mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Trị giá hải quan hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu được xác định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được miễn thủ tục khai báo và kiểm tra hải quan?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 02B/TB-TGHQ/TXNK thông báo về trị giá hải quan mới nhất hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
09 Danh mục hàng hóa rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục mã HS của gạo xuất khẩu theo Thông tư 08/2023/TT-BCT?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cách in bảng kê mã vạch hải quan chi tiết, mới nhất 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hải quan
Thư Viện Pháp Luật
524 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hải quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hải quan

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào