Kế hoạch đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Bộ Công Thương
Kế hoạch đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Bộ Công Thương được quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Công Thương, theo đó:
1. Việc lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại các Điều 8, 9, 10, 11, 12 Thông tư này áp dụng đối với:
a) Luật của Quốc hội;
b) Nghị quyết của Quốc hội quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là Luật);
c) Pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
d) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 của Luật.
2. Trước khi triển khai việc lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều này, các đơn vị thuộc Bộ phải xây dựng Kế hoạch đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết (trong đó xác định rõ thời gian chuẩn bị hồ sơ, thời gian tổ chức lấy ý kiến, thời gian gửi Vụ Pháp chế thẩm tra, thời gian gửi Bộ Tư pháp thẩm định, thời gian trình Chính phủ xem xét, thông qua) gửi Vụ Pháp chế cho ý kiến trước khi báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, phê duyệt.
Trên đây là tư vấn về kế hoạch đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Bộ Công Thương. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 19/2018/TT-BCT. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thực hiện cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, đã đề ra chỉ tiêu tối thiểu về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đến năm 2025 là bao nhiêu?
- Ôm trẻ em có thay thế thiết bị an toàn trên xe ô tô từ ngày 01/01/2026 được không?
- Tải về toàn bộ Phụ lục Nghị định 102/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đất đai 2024 file Word?
- Từ ngày 01/01/2025, sẽ dùng VNeID để thông báo về thi hành án dân sự?
- Khái niệm thất nghiệp? Một số nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp là gì?