Phải trả đủ chi phí đào tạo cho cơ quan trong thời hạn bao lâu?
Theo quy định tại Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức, được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
(2) Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
(3) Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết.
Trong đó, chi phí đền bù bao gồm học phí và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho khóa học, không tính lương và các khoản phụ cấp (nếu có).
Căn cứ kiến nghị của Hội đồng xét đền bù, người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức ban hành quyết định đền bù chi phí đào tạo.
Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 101/2017/NĐ-CP thì chậm nhất trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng phải đền bù chi phí đào tạo có trách nhiệm nộp trả đầy đủ chi phí đền bù.
Như vậy: Đối với trường hợp bạn là viên chức làm việc trong cơ quan nhà nước, trước đây bạn được cơ quan cử đi học tập, bồi dưỡng kến thức để về làm việc tại cơ quan. Nhưng bạn muốn chấm dứt hợp đồng trước thời hạn cam kết làm việc thì bạn có trách nhiệm phải đền bù chi phí đào tạo cho cơ quan nếu bạn được cử đi học tập bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý.
Theo đó, trong thời hạn 120 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đền bù chi phí đào tạo, bạn có trách nhiệm phải nộp trả đầy đủ chi phí đền bù chi phí đào tạo cho cơ quan, đơn vị đã chi trả cho khóa học của bạn theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp bạn đồng ý về việc đền bù chi phí đào tạo theo quyết định đền bù chi phí đào tạo, thì bạn có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân để được giải quyết theo thẩm quyền.
Chi phí đền bù chi phí đào tạo
Chi phí đền bù chi phí đào tạo được tính như sau:
- Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; hoặc không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp thì cán bộ, công chức, viên chức phải trả 100% chi phí đền bù.
- Đối với trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết, thì chi phí đền bù được tính theo công thức sau:
S = [(F : T1) x (T1 - T2)]
Trong đó:
- S là chi phí đền bù;
- F là tổng chi phí do cơ quan, đơn vị cử cán bộ, công chức, viên chức đi học chi trả theo thực tế cho 01 người tham gia khóa học;
- T1 là thời gian yêu cầu phải phục vụ sau khi đã hoàn thành khóa học (hoặc các khóa học) được tính bằng số tháng làm tròn;
- T2 là thời gian đã phục vụ sau đào tạo được tính bằng số tháng làm tròn.
Lưu ý: Mỗi năm công tác của cán bộ, công chức, viên chức (không tính thời gian tập sự và thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù. Trường hợp là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác được tính giảm tối đa 1,5% chi phí đến bù.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?