Xúi giục người khác ly hôn thì có phạm tội?
Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014 nghiêm cấm hành vi Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn.
Điều 55 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Cưỡng ép người khác kết hôn, ly hôn, tảo hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần hoặc bằng thủ đoạn khác.
Như vậy, theo quy định trên thì hành vi cưỡng ép ly hôn là hành vi vi phạm pháp luật. Như bạn trình bày thì gia đình bên vợ thúc đẩy xúi giục vợ phải li dị chồng thì phải xem xét xem hành vi của những người đó có yếu tố cưỡng ép hay chỉ là lời nói xúi giục thông thường. Nếu chỉ xúi giục thì chưa đủ căn cứ xử lý vì vợ bạn là người quyết định ly hôn, hay không, những người kia chỉ mang tính tác động chứ không phải là người quyết định.
Đối với việc ngăn cản không cho bạn thăm con: Việc thăm nom chăm sóc con là quyền, nghĩa vụ của cha mẹ không ai có quyền ngăn cản bạn dù bạn đã ly hôn hay chưa. Hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con sẽ bị xử phạt theo Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ly hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?