Chủ nợ có được siết xe máy để trừ nợ?
Theo Bộ luật Dân sự 2015 thì: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm...
Như vậy, việc cho vay tiền là quan hệ dân sự. Nếu bên vay đến hạn mà không trả thì bên cho vay có thể khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn cư trú để yêu cầu Tòa án xử bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Trong trường hợp này bên cho vay không có quyền siết nợ xe máy của bạn. Nếu như bên cho vay cố tình đe dọa đánh để đòi lấy xe trừ nợ thì bên cho vay đã có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?