Quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh
Quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh được quy định tại Điều 25 Nghị định 91/2018/NĐ-CP về cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, theo đó:
1. Đối tượng được bảo lãnh có trách nhiệm:
a) Quản lý và sử dụng vốn vay, vốn góp, vốn chủ sở hữu đúng mục đích nêu tại Đề án vay, Đề án phát hành trái phiếu;
b) Thực hiện hạch toán, kế toán đầy đủ, kịp thời theo quy định của pháp luật đối với các khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
c) Ưu tiên sử dụng nguồn thu từ tài khoản dự án để trả nợ cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và cho khoản vay Quỹ Tích lũy trả nợ của Dự án có liên quan (nếu có);
d) Cam kết chuyển doanh thu và các khoản thu nhập hợp pháp khác ngay khi phát sinh từ Dự án về tài khoản dự án để bảo đảm nguồn vốn trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
đ) Cam kết duy trì số dư trong tài khoản dự án (bằng nguyên tệ hoặc bằng Đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi của ngân hàng phục vụ) từ năm đầu tiên phát sinh nghĩa vụ trả nợ để đảm bảo trả nợ vay đúng hạn. Số dư tối thiểu được tính theo công thức tại Phụ lục III Nghị định này và tối thiểu phải bằng 01 kỳ trả nợ tiếp theo trước khi đến hạn trả nợ 10 ngày;
e) Ủy quyền vô điều kiện, không hủy ngang cho ngân hàng phục vụ yêu cầu các tổ chức tín dụng nơi đối tượng được bảo lãnh có tài khoản tiền gửi trích tiền từ tài khoản để đảm bảo số dư hoặc thu nợ; đồng thời ủy quyền không hủy ngang cho các tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản tiền gửi được quyền trích tiền từ tài khoản để chuyển cho ngân hàng phục vụ trong vòng 05 ngày sau ngày quy định theo Nghị định này và thỏa thuận vay được bảo lãnh;
g) Đối chiếu số liệu nợ định kỳ hàng năm với Bộ Tài chính hoặc gửi bản sao đối chiếu số liệu nợ định kỳ hàng năm với ngân hàng cho vay đối với khoản vay, khoản phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh cho Bộ Tài chính.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Theo dõi việc rút vốn, trả nợ của đối tượng được bảo lãnh đối với khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thống kê vào hệ thống quản lý nợ của Bộ Tài chính;
b) Đối chiếu số dư nợ bảo lãnh định kỳ hàng năm với đối tượng được bảo lãnh và với người nhận bảo lãnh.
3. Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm:
a) Thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng phục vụ trong suốt quá trình rút vốn, trả nợ của Dự án;
b) Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ 06 tháng về số dư và biến động thu, chi của tài khoản dự án hoặc tài khoản khác có liên quan tới việc rút vốn và trả nợ của đối tượng được bảo lãnh (nếu có);
c) Trường hợp số dư tài khoản dự án nhỏ hơn mức cam kết, ngân hàng phục vụ có quyền yêu cầu đối tượng được bảo lãnh chuyển tiền bổ sung và gửi văn bản báo cáo Bộ Tài chính trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn duy trì số dư theo quy định của Nghị định này.
Trên đây là tư vấn về quản lý vốn vay, vốn phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Nghị định 91/2018/NĐ-CP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?