Hướng dẫn kết luận giám định pháp y tâm thần?

Liên quan đến công việc sắp tới, tôi có thắc mắc sau  mong nhận phản hồi. Cụ thể: Kết luận giám định pháp y tâm thần giai đoạn trầm cảm (F32) được quy định như thế nào?

Hướng dẫn kết luận giám định pháp y tâm thần?

Căn cứ theo tiểu mục 11 Mục I Phần B Thông tư 23/2019/TT-BYT hướng dẫn kết luận giám định pháp ý tâm thần như sau:

11. Kết luận giám định:
Căn cứ vào: kết quả nghiên cứu tài liệu, kết hợp quá trình theo dõi, thăm khám đối tượng giám định; các dấu hiệu lâm sàng, cận lâm sàng và mức độ mắc bệnh/không mắc bệnh của từng đối tượng giám định, từng vụ việc cụ thể liên quan đến đối tượng giám định, giám định viên tham gia giám định thảo luận, đưa ra kết luận giám định.
Kết luận giám định phải trả lời đầy đủ các nội dung của Quyết định trưng cầu hoặc của yêu cầu giám định và được lập thành văn bản.
Giám định viên tham gia giám định đều phải ký vào kết luận giám định. Trường hợp nếu có giám định viên không thống nhất thì ghi rõ ý kiến của giám định viên đó. Giám định viên có quyền độc lập đưa ra ý kiến bảo lưu kết luận của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận đó.
a) Kết luận theo tiêu chuẩn y học:
- Căn cứ Tiêu chuẩn chẩn đoán của Tổ chức Y tế Thế giới về các rối loạn tâm thần và hành vi hiện hành (ICD-10), căn cứ Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, giám định viên tham gia giám định xác định đối tượng giám định:
- Họ và tên:
- Có bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần hay không?
- Bệnh tâm thần, rối loạn tâm thần gì (ghi mã bệnh)?
- Tình trạng tâm thần trước, trong và sau khi xảy ra vụ việc?
b) Kết luận về khả năng nhận thức, điều khiển hành vi.
Căn cứ Bộ luật hình sự năm 2015, Bộ luật dân sự năm 2015; căn cứ vào khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của đối tượng giám định trong từng thời điểm, đặc biệt tại thời điểm xảy ra vụ việc, giám định viên tham gia giám định thảo luận và xác định đối tượng giám định có một trong các tình trạng nhận thức, điều khiển hành vi sau đây:
- Mất khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi;
- Hạn chế khả năng nhận thức và/hoặc khả năng điều khiển hành vi (có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi ở các vụ việc dân sự);
- Đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi.

Theo đó, khi thực hiện kết luận giám định pháp y tâm thần sẽ dựa vào tiêu chuẩn y học hoặc dựa vào khả năng nhận thức, điều khiển hành vi để kết luận theo hướng dẫn bên trên.

Hướng dẫn kết luận giám định pháp y tâm thần?

Hướng dẫn kết luận giám định pháp y tâm thần? (Hình từ Internet)

Trân trọng!

Giám định pháp y tâm thần
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giám định pháp y tâm thần
Hỏi đáp pháp luật
Hướng dẫn kết luận giám định pháp y tâm thần?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giám định pháp y tâm thần
Thư Viện Pháp Luật
7,037 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giám định pháp y tâm thần
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào