Người lao động sắp nghỉ hưu có được giảm giờ làm việc?
Khoản 3 Điều 166 Bộ luật lao động 2012 quy định:
Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Về thời gian rút ngắn được quy định tại Khoản 10 Điều 3 Nghị định 45/2013/NĐ-CP như sau:
Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu.
Như vậy, người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu sẽ được rút ngắn thời giờ làm việc mỗi ngày ít nhất 01 giờ nhưng vẫn được tính thời gian làm việc đầy đủ như những người lao động bình thường khác. Thời gian này sẽ được tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng nguyên lương.
Trong trường hợp công ty không rút ngắn thời giờ làm việc cho người lao động cao tuổi có thể sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 11 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật;
Do đó, nếu công ty không rút ngắn thời giờ làm việc đối với Anh/Chị trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu thì công ty có thể sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ban biên tập thông tin đến Anh/Chị!
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?