Tổ chức lấy ý kiến của trẻ trong xây dựng chính sách về trẻ em thông qua những hình thức nào?
Tại Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH, có hiệu lực ngày 15/02/2019, quy định:
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trực tiếp tổ chức lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức sau:
- Phiếu lấy ý kiến của trẻ em;
- Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
- Thông qua điện thoại;
- Thông qua môi trường mạng;
- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em; người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em cung cấp cho trẻ em những thông tin cơ bản sau:
- Mục đích, yêu cầu việc lấy ý kiến của trẻ em;
- Nội dung cần lấy ý kiến của trẻ em;
- Hướng dẫn, giải thích cho trẻ em những thông tin liên quan đến nội dung cần lấy ý kiến và những nội dung khác mà trẻ em quan tâm.
3. Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến của trẻ em phải bảo đảm việc kịp thời cung cấp, giải thích thông tin, hỗ trợ cho trẻ em.
4. Trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản không trực tiếp tổ chức việc lấy ý kiến của trẻ em thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP.
5. Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thực hiện lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức quy định tại khoản 1 và quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Trên đây là quy định về tổ chức lấy ý kiến của trẻ trong xây dựng chính sách về trẻ em.
Trân trọng!
Hồ Văn Ngọc
- Nếu quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội không quy định thời hạn giám định thì thời hạn giám định tư pháp tối đa là bao lâu?
- Những trường hợp nào tiến hành xóa đăng ký biện pháp bảo đảm?
- Tổ chức thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội giao lại đối tượng giám định khi nào?
- Quy định về trình tự thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật như thế nào?
- Người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực bảo hiểm xã hội được tiến hành kết luận giám định với những nội dung nào?