Đang trong thời gian thụ án treo sẽ không được rời khỏi nơi cư trú?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.
Theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì người bị xử phạt tù có thể được Hội đồng xét xử xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
- Có nhân thân tốt.
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng TNHS thì số tình tiết giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng TNHS từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định.
- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù.
Theo quy định tại Điều 10 Luật Cư trú 2006 thì người hưởng án treo sẽ bị hạn chế quyền tự do cư trú.
Theo quy định tại Điều 64 Luật Thi hành án dân sự 2010 thì người được hưởng án treo có nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành nghiêm chỉnh cam kết của mình trong việc tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, nội quy, quy chế của nơi cư trú, làm việc; tích cực tham gia lao động, học tập; chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
- Phải có mặt theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục.
- Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắng.
- Ba tháng một lần trong thời gian thử thách người được hưởng án treo phải nộp bản tự nhận xét về việc chấp hành pháp luật cho người trực tiếp giám sát, giáo dục; trường hợp đi khỏi nơi cư trú từ 03 tháng đến 06 tháng, thì phải có nhận xét của Công an cấp xã nơi người đó đến lưu trú hoặc tạm trú để trình với Ủy ban nhân dân cấp xã được giao giám sát, giáo dục người đó.
Mặt khác, Theo quy định tại Điều 32 Luật Cư trú 2006 thì người bị kết án phạt tù được hưởng án treo khi đi khỏi nơi cư trú từ một ngày trở lên có trách nhiệm khai báo tạm vắng.
Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì mặc dù người hưởng án treo sẽ bị hạn chế quyền tự do cư trú nhưng vẫn được rời khỏi nơi cư trú nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
- Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú dưới 01 ngày thì không phải khai báo tạm vắn với địa phương nơi mình đang cư trú.
- Trường hợp người được hưởng án treo đi khỏi nơi cư trú từ 01 ngày trở lên thì phải khai báo tạm vắn với địa phương nơi mình đang cư trú.
Do đó: Đối với trường hợp chồng bạn được cho hưởng án treo nhưng đang bị bênh, nếu bạn muốn đưa chồng bạn vào Thành phố Hồ Chí Minh (hay còn gọi là Sài Gòn) để chưa bệnh (trường hợp đi từ 01 ngày trở lên) thì bạn phải liên hệ với địa phương để làm thủ tục khai báo tạm vắng cho chồng của bạn.
Khi đi khai báo tạm vắng cho chồng bạn thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý đối với chồng của bạn.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, Công an xã, phường, thị trấn nơi chồng bạn đang cư trú sẽ cấp phiếu khai báo tạm vắng cho chồng bạn (trường hợp đặc biệt thì được phép kéo dài thời gian giải quyết, nhưng tối đa không quá 02 ngày làm việc).
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?