Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự
Pháp luật nước ta có quy định: Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
Theo đó, tại Điều 5 Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành (có hiệu lực từ 16/02/2019) có quy định về chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự như sau:
- Chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có thảm họa, chiến tranh.
- Cơ sở xây dựng chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự:
+ Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng thủ dân sự, phòng thủ đất nước và phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh trong khu vực phòng thủ các cấp;
+ Thực tiễn hoạt động phòng thủ dân sự của quốc gia;
+ Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng có nguy cơ thảm họa;
+ Nguồn lực cho hoạt động phòng thủ dân sự.
- Nội dung chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự, gồm: Quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng thủ dân sự trên phạm vi cả nước.
Trên đây là nội dung giải đáp về chiến lược quốc gia phòng thủ dân sự. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 02/2019/NĐ-CP bạn nhé.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?