Quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa
Theo quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 thì:
Nội dung quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa bao gồm:
1. Khảo sát, theo dõi, thông báo tình trạng thực tế của luồng; tổ chức giao thông; thanh tra, kiểm tra việc bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa;
2. Sửa chữa, bảo trì định kỳ hoặc đột xuất luồng, báo hiệu, thiết bị, công trình phục vụ trên tuyến giao thông đường thuỷ nội địa, phương tiện dùng để quản lý, bảo trì đường thủy nội địa; thanh thải vật chướng ngại; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai.
Lưu ý:
- Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 thì cụm từ "kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa" được thay thế bằng cụm từ "kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa"
- Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 thì cụm từ "lụt, bão" được thay thế bằng cụm từ "thiên tai"
Trên đây là nội dung quy định về việc quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?