Bên môi giới bất động sản có được trực tiếp ký hợp đồng đặt cọc không?
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015, bản chất của hợp đồng đặt cọc là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên tự thỏa thuận, thực hiện một cách tự nguyện. Theo đó, một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc vật có giá trị khác trong một thời gian để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Như vậy, theo quy định trên thì các bên hoàn toàn có quyền ký kết hợp đồng đặt cọc để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự.
Đồng thời, tại Điều 63 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, có quy định:
- Tìm kiếm đối tác đáp ứng các điều kiện của khách hàng để tham gia đàm phán, ký hợp đồng.
- Đại diện theo ủy quyền để thực hiện các công việc liên quan đến các thủ tục mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
- Cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên trong việc đàm phán, ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản.
Theo như quy định trên của Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì bên môi giới chỉ cung cấp thông tin, hỗ trợ cho các bên chứ không được trực tiếp ký hợp đồng đặt cọc và hợp đồng mua bán, chuyển nhượng.
=> Ta có thể thấy, 02 quy định trên (Luật Kinh doanh bất động sản 2014 và Bộ luật dân sự năm 2015) có vẻ chưa khớp với nhau, do đó đây là một lỗ hỏng nhỏ cần phải được xem xét cụ thể để có câu trả lời xác đáng.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ lễ 2025 - Lịch Vạn niên 2025 cập nhật chi tiết nhất?
- Ngày 11 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động nghỉ hằng năm trong ngày 11 tháng 2 âm lịch được ứng lương bao nhiêu?
- Ngày tốt khai trương theo tuổi năm Ất Tỵ 2025? Chương trình khuyến mại ngày khai trương phải được thực hiện thế nào?
- Cúng Thần Tài theo giờ hoàng đạo mùng 10 tết 2025 vào giờ nào tốt nhất?
- Thời hạn thuê đất công ích theo Luật Đất đai 2024 là bao lâu?