Hướng dẫn tính lãi quá hạn mới nhất 2019
Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
Trường hợp bên vay không trả lại khoản nợ cho bên cho vay đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng vay thì bên vay có trách nhiệm trả lại chậm trả, lãi quá hạn cho bên cho vay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Tùy từng trường hợp hợp đồng vay có lãi hay không mà việc tính lãi chậm trả, lãi quá hạn sẽ có sự khác nhau.
Trong đó, Theo quy định tại Khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Mặt khác, Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật dân sự 2015 thì mức lãi suất do các bên tự thỏa thuận với nhau nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định trong trường hợp này là 10%/năm của khoản tiền vay.
Như vậy, căn cứ quy định trên đây thì trường hợp bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ khoản vay (nợ gốc) thì phải trả lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả (hay còn gọi là lãi quá hạn) cho bên cho vay, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng vay có lãi có thỏa thuận khác.
Theo đó, lãi quá hạn sẽ được tính theo công thức sau đây:
LQH = Nợ gốc chưa trả x Lãi suất quá hạn x Thời gian quá hạn
Trong đó:
- Nợ gốc chưa trả được tính theo công thức sau đây:
Nợ gốc chưa trả = Nợ gốc - Khoản nợ gốc đã thanh toán.
- Lãi suất quá hạn được tính theo công thức sau:
Lãi suất quá hạn = Lãi suất thỏa thuận theo hợp đồng x 150%
Trong đó: Lãi suất thỏa thuận theo hợp đồng tối đa là 20%/năm. Nếu các bên không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định trong trường hợp này là 10%/năm.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025?
- Nhiệm kỳ của Giám đốc theo tổ chức quản trị rút gọn tại Hợp tác xã là bao lâu?
- Tra cứu kết quả thi HSG quốc gia 2024-2025 ở đâu?
- Bán pháo hoa Bộ Quốc phòng có bị phạt không?
- Kịch bản chương trình họp phụ huynh cuối học kì 1 các cấp năm 2024 - 2025?