Chế độ đối với lao động nữ khi đặt vòng tránh thai
Khoản 1đ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định: Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì Lao động nữ đặt vòng tránh thai được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa là 07 ngày.
Thời gian hưởng chế độ thai sản nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Căn cứ Khoản 1a Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai được xác định như sau:
Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
Theo Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì mức hưởng trợ cấp khi người lao động thực hiện các biện pháp tranh thai được xác định như sau:
Mức hưởng= (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản)/30*số ngày nghỉ (tối đa 7 ngày).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?