Công chức bị buộc thôi việc có được hưởng chế độ thôi việc không?
Theo quy định tại Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
- Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
- Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
- Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
- Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Tại Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có quy định:
"Điều 3. Trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc
Công chức được hưởng chế độ thôi việc quy định tại Nghị định này trong các trường hợp sau:
1. Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
2. Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức."
Mặt khác, tại Điểm a Khoản 2 Điều 23 Nghị định 34/2011/NĐ-CP lại có quy định:
"Điều 23. Các quy định liên quan đến việc thi hành quyết định kỷ luật
...
2. Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc:
a) Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;"
Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc theo quy định tại Điều 79 Luật Cán bộ, công chức 2008 và Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Do đó: Đối với trường hợp bạn hiện đang là công chức, vì có một số vi phạm, sai phạm khi làm việc tại cơ quan nên bị đưa ra xử lý kỷ luật ở mức có thể bị buộc thôi việc. Nếu trường hợp bạn bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được giải quyết chế độ thôi việc.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?