Giáo viên có được thành lập và quản lý doanh nghiệp không?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì về nguyên tắc các tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp không được thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
Tại Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định như sau:
"Điều 18. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
...
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;"
Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì những người là cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Nhưng cán bộ, công chức, viên chức có thể tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức chỉ được tham gia công ty cổ phần với tư cách là cổ đông góp vốn mà không được tham gia với tư cách là người trong hội đồng quản trị hay ban kiểm soát của doanh nghiệp, không được làm cổ đông sáng lập của công ty cổ phần.
- Cán bộ, công chức, viên chức không được tham gia công ty hợp danh với tư cách là thành viên hợp danh, nhưng có thể tham gia công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn.
- Cán bộ, công chức, viên chức không được thành lập doanh nghiệp tư nhân; không được góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên).
Mặt khác, theo ghi nhận của chúng tôi hiện nay thì giáo viên bao gồm giáo viên dạy theo hợp đồng làm việc của viên chức (gọi chung là viên chức, được điều chỉnh bởi Luật Viên chức 2010 và các quy định hướng dẫn liên quan), và giáo viên dạy theo hợp đồng (được điều chỉnh bởi Bộ luật lao động 2012 và các quy định hướng dẫn liên quan).
Do đó: Với thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì chưa thể xác định được bạn thuộc trường hợp nào trên đây nên có thể có hai trường hợp xảy ra như sau:
- Trường hợp bạn là viên chức thì không được thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Bạn chỉ được tham gia công ty cổ phần với tư cách là cổ đông góp vốn; tham gia công ty hợp danh với tư cách là thành viên góp vốn.
- Trường hợp bạn là giáo viên dạy theo hợp đồng thì bạn được quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014 và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2024, lịch vạn niên 2024, lịch 2024: Đầy đủ cả năm?
- Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội của Bộ Thông tin và Truyền thông có bao nhiêu Chương, bao nhiêu Điều?
- Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
- Tổng hợp các Luật Tố tụng hành chính của Việt Nam qua các thời kỳ?
- Đối tượng bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập là ai?