Đi khám, chữa bệnh khác bệnh viện ghi trên thẻ BHYT thì có được bảo hiểm chi trả chi phí không?

Bệnh viện ghi trên thẻ Bảo hiểm y tế của mẹ em là bệnh viện quận Phú Nhuận. Tuy nhiên hôm qua mẹ em đau bụng em chở mẹ đi cấp cứu tại bệnh viện Bình Dân. Vậy Ban tư vấn cho em hỏi đi khám, chữa bệnh khác bệnh viện ghi trên thẻ BHYT thì có được bảo hiểm chi trả chi phí không? Chân thành cảm ơn Ban tư vấn rất nhiều! Minh Hiền - TP.HCM

Theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì mức hưởng chế độ BHYT khi khám bệnh trái tuyến như sau:

- 32% chi phí khám chữa bệnh khi khám bệnh tại bệnh viện tuyến trung;

- 48% chi phí khám chữa bệnh khi khám bệnh tại bệnh viện tuyến tỉnh;

- 80% chi phí khám chữa bệnh khi khám bệnh tại bệnh viện tuyến huyện;

==> Như vậy, không nhất thiết phải khám chữa bệnh tại bệnh viện ghi trên thẻ BHYT mới được bảo hiểm thanh toán chi phí khám chữa bệnh. Khám bệnh viện khác với bệnh viện ghi trên thẻ BHYT vẫn được bảo hiểm thanh toán chi phí nhưng ở mức thấp hơn.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:

Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến, sau đó được cơ sở nơi tiếp nhận chuyển tuyến đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức hưởng quy định tại khoản 3 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế, trừ các trường hợp sau: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

==> Nơi đăng ký chữa bệnh ban đầu trên thẻ BHYT của mẹ bạn là bệnh viện quận Phú Nhuận. Mẹ bạn bị đau bụng nên bạn đưa mẹ bạn đi cấp cứu tại bệnh viện Bình Dân. Đối với trường hợp này thì không coi là khám chữa bệnh trái tuyến vì đây là trường hợp cấp cứu. Do đó, BHYT vẫn sẽ chi trả 80% chi phí khám, chữa bệnh của mẹ bạn tại bệnh viện Bình Dân. 

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì bạn phải xuất trình thẻ BHYT của mẹ bạn trước khi ra viện để làm thủ tục hưởng chế độ BHYT.

Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn. 

Chúc sức khỏe và thành công! 

Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp mới nhất về Thẻ bảo hiểm y tế
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế có ký hiệu TC áp dụng cho đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ bảo hiểm y tế cấp cho người thuộc hộ gia đình nghèo có ký hiệu là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số thẻ bảo hiểm y tế gồm bao nhiêu ký tự? Mã số thẻ bảo hiểm y tế mang ý nghĩa gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn cấp mới thẻ bảo hiểm y tế tối đa bao nhiêu ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc mang theo thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách gia hạn thẻ bảo hiểm y tế online trên Cổng dịch vụ công quốc gia?
Hỏi đáp Pháp luật
Hợp đồng khám bệnh bảo hiểm y tế gồm những nội dung chủ yếu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn cấp thẻ BHYT đối với người đang hưởng BHXH hằng tháng đề nghị cập nhật thông tin nhân thân theo CCCD?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc hộ khẩu ở đâu thì mua thẻ bảo hiểm y tế ở đó?
Hỏi đáp Pháp luật
Ý nghĩa của mã số bảo hiểm y tế quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẻ bảo hiểm y tế
Thư Viện Pháp Luật
278 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẻ bảo hiểm y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào