Bị mất thẻ BHYT thì có được hưởng chế độ khi đi khám bệnh không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.
==> Do đó trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT mới thì khi đi khám, chữa bệnh bạn chỉ cần xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân thì có thể được hưởng chế độ BHYT.
Bạn tham gia BHYT theo hộ gia đình thì mức hưởng BHYT của bạn được quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
- 80% chi phí đối với trường hợp khám, chữa bệnh đúng tuyến hoặc trái tuyến huyện;
- 48% chi phí đối với trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh;
- 32% chi phí đối với trường hợp khám, chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương;
Còn đối với trường hợp mất thẻ BHYT nhưng chưa làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT thì phải tự thanh toán chi phí khám chữa bệnh rồi về cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú để yêu cầu thanh toán trực tiếp.
Mức thanh toán trực tiếp của bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.
Hồ sơ đề nghị thanh toán trực tiếp được quy định tại Điều 28 Nghị định 146/2018/NĐ-CP gồm:
+ Các giấy tờ là bản chụp (kèm theo bản gốc để đối chiếu) gồm:
- Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chứng minh nhân thân;
- Giấy ra viện, phiếu khám bệnh hoặc sổ khám bệnh của lần khám bệnh, chữa bệnh đề nghị thanh toán.
+ Hóa đơn và các chứng từ có liên quan.
Nơi nộp hồ sơ được quy định tại Điều 29 Nghị định 146/2018/NĐ-CP: cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi cư trú.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?
- Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2024?
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nào?
- Ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?