Các bước đấu thầu mua lại công cụ nợ của nhà nước
Các bước đấu thầu mua lại công cụ nợ của nhà nước được quy định tại Điều 11 Thông tư 110/2018/TT-BTC hướng dẫn mua lại, hoán đổi công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương tại thị trường trong nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, (có hiệu lực ngày 01/01/2019), theo đó:
1. Tối thiểu bốn (04) ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại, chủ thể tổ chức phát hành công bố thông tin trên trang điện tử của chủ thể tổ chức phát hành và đề nghị Sở Giao dịch chứng khoán gửi thông báo cho các nhà tạo lập thị trường và công bố thông tin trên trang điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Mã công cụ nợ tổ chức mua lại;
b) Quy mô của mã, ngày phát hành lần đầu, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, phương thức thanh toán gốc, lãi công cụ nợ;
c) Khối lượng công cụ nợ dự kiến mua lại đối với từng mã;
d) Ngày tổ chức mua lại và ngày mua lại công cụ nợ;
đ) Hình thức đấu thầu, phương thức xác định kết quả đấu thầu.
2. Chậm nhất vào 10 giờ 30 phút ngày tổ chức mua lại, nhà tạo lập thị trường gửi Sở Giao dịch chứng khoán thông tin dự thầu theo mẫu đăng ký dự thầu do Sở Giao dịch chứng khoán quy định. Mỗi nhà tạo lập thị trường và mỗi khách hàng của nhà tạo lập thị trường dự thầu cạnh tranh lãi suất được phép đặt tối đa năm (05) mức dự thầu đối với mỗi mã công cụ nợ gọi thầu. Mỗi mức đặt thầu bao gồm lãi suất dự thầu (tính đến 2 chữ số thập phân) và khối lượng công cụ nợ dự thầu tương ứng. Đối với trường hợp đấu thầu cho khách hàng, nhà tạo lập thị trường phải cung cấp đầy đủ tên khách hàng, mức lãi suất và khối lượng dự thầu tương ứng của mỗi khách hàng.
3. Chậm nhất mười lăm (15) phút sau thời gian đăng ký dự thầu cuối cùng quy định tại Khoản 2 Điều này, Sở Giao dịch chứng khoán mở thầu, tổng hợp thông tin dự thầu và gửi cho chủ thể tổ chức phát hành công cụ nợ.
4. Căn cứ thông tin dự thầu tổng hợp nhận từ Sở Giao dịch chứng khoán, chủ thể tổ chức phát hành xác định mức lãi suất mua lại đối với mỗi mã gọi thầu và thông báo cho Sở Giao dịch chứng khoán để xác định kết quả đấu thầu công cụ nợ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này.
5. Kết thúc phiên đấu thầu mua lại, Sở Giao dịch chứng khoán thông báo kết quả đấu thầu cho nhà tạo lập thị trường bằng dữ liệu điện tử thông qua hệ thống đấu thầu điện tử và thông báo cho chủ thể tổ chức phát hành, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 Thông tư này.
6. Căn cứ thông báo của Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện phong tỏa công cụ nợ đã trúng thầu mua lại.
7. Vào ngày mua lại, chủ thể tổ chức phát hành thực hiện chuyển tiền mua lại công cụ nợ theo quy định tại Điều 22 Thông tư này.
8. Việc hủy niêm yết, hủy đăng ký, rút lưu ký công cụ nợ thực hiện theo quy định tại Điều 25 Thông tư này.
9. Kết thúc đợt mua lại, các đơn vị thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
Trên đây là tư vấn về các bước đấu thầu mua lại công cụ nợ của nhà nước. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 110/2018/TT-BTC. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?