Các bước lựa chọn thành viên tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu
Tại Điều 14 Thông tư 111/2018/TT-BTC, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy định các bước lựa chọn thành viên tổ hợp bảo lãnh phát hành trái phiếu như sau:
1. Khi có nhu cầu phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh phát hành, Kho bạc Nhà nước thông báo về kế hoạch tổ chức bảo lãnh phát hành trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán để các tổ chức đăng ký tham gia làm tổ chức bảo lãnh chính. Nội dung thông báo bao gồm:
a) Thông tin dự kiến về đợt bảo lãnh phát hành:
- Điều kiện, điều khoản sơ bộ của trái phiếu bao gồm: đồng tiền phát hành, kỳ hạn, mệnh giá, phương thức thanh toán gốc, lãi;
- Khối lượng trái phiếu dự kiến phát hành;
- Khoảng thời gian dự kiến đàm phán, ký kết hợp đồng bảo lãnh.
b) Thông tin về việc lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính:
- Điều kiện và tiêu chuẩn của tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 95/2018/NĐ-CP.
- Thời hạn và hình thức nhận hồ sơ đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính.
2. Các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện và có nhu cầu trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính gửi hồ sơ đăng ký được niêm phong theo thông báo của Kho bạc Nhà nước. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Đơn đăng ký trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 Thông tư này;
b) Đề xuất phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu với các nội dung cơ bản sau đây:
- Dự báo về tình hình thị trường trái phiếu và khả năng phát hành trái phiếu theo phương thức bảo lãnh;
- Kế hoạch thực hiện đối với đợt bảo lãnh phát hành, gồm: dự kiến thành viên tổ hợp bảo lãnh, cách thức, thời gian triển khai thực hiện, dự kiến về khối lượng, lãi suất phát hành và đề xuất chi phí bảo lãnh phát hành trái phiếu;
- Các cam kết của tổ chức bảo lãnh chính.
c) Các tài liệu chứng minh đủ điều kiện để trở thành tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính gồm:
- Bản sao Giấy phép thành lập và hoạt động (Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao có chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao không có chứng thực xuất trình cùng bản chính để đối chiếu);
- Tài liệu chứng minh kinh nghiệm hoạt động của tổ chức trong lĩnh vực bảo lãnh chứng khoán và tình hình tài chính (kèm theo báo cáo tài chính được kiểm toán của 02 năm liền kề gần nhất).
3. Sau khi kết thúc thời gian nhận hồ sơ, Kho bạc Nhà nước thành lập tổ mở hồ sơ niêm phong để đánh giá, lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính căn cứ vào điều kiện và phương án bảo lãnh phát hành trái phiếu.
4. Kho bạc Nhà nước thông báo bằng văn bản và công bố trên trang điện tử của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán về kết quả lựa chọn tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính.
5. Kho bạc Nhà nước và tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính thống nhất nội dung và ký hợp đồng nguyên tắc thực hiện đợt bảo lãnh phát hành trái phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 Thông tư này. Hợp đồng nguyên tắc là căn cứ để tổ chức bảo lãnh chính/ đồng bảo lãnh chính lựa chọn tổ chức bảo lãnh/tổ chức đồng bảo lãnh.
6. Tổ chức bảo lãnh chính/đồng bảo lãnh chính lựa chọn thành viên của tổ hợp bảo lãnh/tổ chức đồng bảo lãnh báo cáo Kho bạc Nhà nước theo mẫu quy định tại mục 1 Phụ lục 8 Thông tư này để Kho bạc Nhà nước chấp thuận.
Trên đây là quy định về các bước lựa chọn tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?