Tăng lương tối thiểu vùng có được tăng mức hưởng chế độ thai sản không?
Căn cứ pháp lý: Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Điều kiện:
Người lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
Mức hưởng chế độ thai sản:
- Được hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
- Được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Như vậy, mức hưởng chế độ thai sản tùy thuộc vào mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ việc sinh em bé, còn mức trợ cấp thai sản phụ thuộc vào mức lương cơ sở theo quy định của nhà nước tại thời điểm người lao động sinh em bé.
Mức hưởng chế độ thai sản chỉ tăng khi mức đóng bhxh của người lao động đã được tăng trong vòng 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Và mức lương cơ sở tại thời điểm người lao động sinh em bé được tăng lên.
Còn việc tăng lương tối thiểu vùng tác động đến việc tăng chế độ thai sản, khi lương tối thiểu vùng tác động trực tiếp đến việc đóng bhxh của người lao động trước thời điểm nghỉ sinh.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Bảng lương của Quản lý dự án hàng hải hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?