Quy trình thực hiện và cơ chế phối hợp các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương
Tại Điều 6 Quyết định 3800/QĐ-BCT năm 2018, quy định quy trình thực hiện và cơ chế phối hợp các hoạt động đối ngoại của Bộ Công Thương như sau:
1. Đơn vị chủ trì:
- Xây dựng phương án, nội dung để thực hiện nhiệm vụ chủ trì hoạt động đối ngoại được phân công theo đúng quy định;
- Lấy ý kiến các đơn vị liên quan (sau đây gọi tắt là đơn vị phối hợp) về phương án, nội dung thực hiện;
- Tổng hợp các ý kiến góp ý của đơn vị phối hợp;
- Báo cáo phương án, nội dung chuẩn bị cho Lãnh đạo Bộ;
- Mời các đơn vị phối hợp tham gia;
- Triển khai thực hiện các công việc đã được Lãnh đạo Bộ phê duyệt;
- Theo dõi tiến độ công việc triển khai với các đối tác;
- Thông báo cho các đơn vị liên quan kết quả của việc thực hiện hoạt động đối ngoại.
- Báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả triển khai.
2. Đơn vị phối hợp:
- Đóng góp ý kiến theo đề nghị của đơn vị chủ trì;
- Tham gia thực hiện các công việc theo yêu cầu của đơn vị chủ trì;
3. Văn phòng Bộ chịu trách nhiệm thực hiện các công tác lễ tân, hậu cần (theo nhiệm vụ được phân công), bố trí nguồn kinh phí theo đúng quy định và đưa tin lên trang mạng của Bộ, công bố thông tin với báo chí, thu xếp việc trả lời phỏng vấn các phương tiện thông tin đại chúng của Lãnh đạo Bộ.
Trên đây là quy định về quy trình thực hiện và cơ chế phối hợp các hoạt động ngoại của Bộ Công Thương.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Những người nào có thể đăng ký thường trú cùng ở tại một chỗ ở hợp pháp?
- 8 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?