Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không đồng ý thì giải quyết như thế nào?
Tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
- Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
- Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
- Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Như vậy, vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Với trường hợp của bạn chồng bạn không hợp tác, ta có thể áp dụng theo Điều 227 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015:
- Bị đơn phải có mặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của Toà án; nếu vắng mặt thì phải hoãn phiên toà, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
- Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không lý do thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Vậy thì dù chồng bạn không đến nhưng Tòa đã thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định, nên Tòa sẽ tiến hành xét xử vắng mặt.
Theo đó là vấn đề con chung và tài sản chung của bạn:
- Về con chung: Tại Khoản 2 Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014:...con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Về tài sản chung: Tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết, về nguyên tắc là chi đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
+ Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
+ Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
+ Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Trên đây là nội dung tư vấn. Mong là sẽ giúp ích cho bạn.
Trân trọng và chúc sức khỏe!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?