Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có được làm chứng cho việc lập di chúc?
Theo như Bộ luật Dân sự trước đó thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc; Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự.
Tuy nhiên, từ ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực (01/01/2017) thì đã có bổ sung và khắc phục một số nhược điểm trước đó.
Cụ thể tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
- Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
- Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
=> Như vậy, đã khắc phục được những bất cập trước đó thì Bộ luật dân sự 2015 đã bổ sung thêm người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì không được làm chứng cho việc lập di chúc, từ đó sẽ góp phần hạn chế được tranh chấp phát sinh từ di chúc.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- MB là ngân hàng gì? Trụ sở chính ngân hàng MB ở tỉnh thành nào?
- Mẫu biên bản giao nhận hồ sơ, tài liệu trong công tác lưu trữ của Bộ GTVT 2024?
- 05 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện từ 01/01/2025?
- Mẫu Báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong trường học mới nhất năm 2024?
- Thực hiện cải cách hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021 - 2025, đã đề ra chỉ tiêu tối thiểu về mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC đến năm 2025 là bao nhiêu?