Thủ tục phá sản doanh nghiệp
Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
Theo quy định tại Luật Phá sản 2014 thì thủ tục phá sản doanh nghiệp được tiến hành qua các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 5 của Luật này phải làm đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Bước 2: Hòa giải và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Trường hợp 1: Tòa án trả lại đơn hoặc chuyển cho tòa án có thẩm quyền.
Trường hợp 2: Tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản trong trường hợp đặc biệt.
Trường hợp 3: Tòa án ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
Bước 3: Mở thủ tục phá sản
- Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản và ra thông báo.
- Xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ.
Bước 4: Hội nghị chủ nợ
Những người sau đây có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ:
1. Chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể ủy quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được ủy quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
2. Đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động ủy quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;
3. Người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm.
Bước 5: Phục hồi doanh nghiệp
Trường hợp 1: Sau khi áp dụng phương án sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp được phục hồi thì Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp không phục hồi được thì Tòa án đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Bước 7: Thi hành Quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Trên đây là nội dung tư vấn về thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về nội dung này bạn có thể tham khảo thêm tại Luật Doanh nghiệp 2014.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?