Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính từ năm 1991-1994
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành có quy định về thủ tục khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:
1- Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
2- Cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, nhân viên Hải quan, Kiểm lâm, Thuế vụ, thanh tra viên đang thi hành công vụ có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật.
3- Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật và một người chứng kiến; trong trường hợp chủ đồ vật, phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
4- Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản và phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật một bản.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?