Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 có quy định về tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:
1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.
Những người được quy định tại Điều 40 của Pháp lệnh này có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, bộ đội biên phòng, nhân viên kiểm lâm, hải quan, kiểm soát viên thị trường được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h Điều 40 của Pháp lệnh này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó.
3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm hoặc đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.
4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kinh khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 52 của Pháp lệnh này.
5. Trong thời gian không quá mười lăm ngày, kể từ ngày tạm giữ, người có thẩm ra quyết định tạm giữ phải xử lý ngay tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức sử dụng nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có quyền tạm giữ giấy phép lưu hành phương tiện, giấy phép lái xe, giấy tờ cần thiết khác có liên quan hoặc tang vật, phương tiện vi phạm cho đến khi cá nhân, tổ chức đó thi hành xong quyết định.
6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.
Trên đây là nội dung tư vấn.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?