Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Chào các bạn, tôi tên Quỳnh Nga hiện là cán bộ về hưu, tôi hiện muốn biết theo Pháp lệnh 2002 thì pháp luật có quy định như thế nào về việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính? Rất mong các bạn hỗ trợ giúp tôi. (*******@gmail.com)

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 được sửa đổi bởi Khoản 19 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008, có quy định về thủ tục tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính như sau:

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý hoặc ngăn chặn ngay vi phạm hành chính.

Những người được quy định tại Điều 45 của Pháp lệnh này, Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở và Chánh Thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ, Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

2. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể bị tẩu tán, tiêu huỷ thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sỹ Cảnh sát nhân dân, Bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, nhân viên Hải quan, kiểm soát viên thị trường hoặc thanh tra viên chuyên ngành được quyền ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định, người ra quyết định phải báo cáo thủ trưởng của mình là một trong những người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này và được sự đồng ý bằng văn bản của người đó; trong trường hợp không được sự đồng ý của họ thì người đã ra quyết định tạm giữ phải huỷ ngay quyết định tạm giữ và trả lại vật, tiền, hàng hoá, phương tiện đã bị tạm giữ.

3. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm cần được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

4. Đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, các chất ma tuý và những vật thuộc chế độ quản lý đặc biệt khác, thì việc bảo quản được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Đối với tang vật vi phạm hành chính là loại hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người ra quyết định tạm giữ phải xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Pháp lệnh này.

5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá sáu mươi ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện phải do những người được quy định tại khoản 1 Điều này quyết định.

6. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Trên đây là nội dung tư vấn.

Trân trọng!

Vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 03a2 Biên lai thu phạt vi phạm hành chính in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu biên bản vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm Giấy phép lái xe?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên lai thu phạt vi phạm hành chính không in sẵn mệnh giá theo Nghị định 11 mẫu 3a01?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện giao thông vi phạm bị tạm giữ thì có thể giữ lại để sử dụng được không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi bị phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trong trường hợp nào có thể giao xe vi phạm hành chính cho cá nhân vi phạm giữ, bảo quản?
Hỏi đáp Pháp luật
Những vi phạm hành chính nào về thuế chỉ thì phạt cảnh cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không phải lập biên bản khi bị phạt vi phạm hành chính? Trường hợp nào phải lập biên bản?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản tịch thu do vi phạm hành chính khi bán thì xuất hóa đơn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
347 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào