Có được sử dụng cụm từ điều trị tận gốc trong quảng cáo thuốc không?

Công ty tôi sắp nhận một hợp đồng quảng cáo cho một nhãn thuốc mới tại Việt Nam, đã được kiểm định và cấp giấy chứng nhận lưu hành. Bên phía đối tác đặt hàng có yêu cầu công ty chúng tôi phải làm sao đó để thể hiện được cụm từ "điều trị tận gốc" trong nội dung quảng cáo. Nhưng theo thông tin chúng tôi tìm hiểu trên mạng thì không được làm như vậy. Nhưng bên phía đối tác cứ yêu cầu như vậy, nếu không thì họ sẽ không hợp tác. Vậy công ty tôi làm theo yêu cầu của đối tác thì có được không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì thuốc được quảng cáo cho công chúng trên các phương tiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo.

Việc quảng cáo thuốc phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quảng cáo tại Luật Quảng cáo 2012 và các quy định về quảng cáo thuốc được quy định tại Nghị định 54/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tại Khoản 6 Điều 126 Nghị định 54/2017/NĐ-CP có quy định:

"Điều 126. Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc

...

6. Các từ, cụm từ: “điều trị tận gốc”, “tiệt trừ”, “chuyên trị”, “hàng đầu”, “đầu bảng”, “đầu tay”, “lựa chọn”, “chất lượng cao”, “đảm bảo 100%”, “an toàn”, “dứt”, “cắt đứt”, “chặn đứng”, “giảm ngay”, “giảm liền”, “giảm tức thì”, “khỏi ngay”, “khỏi hẳn”, “yên tâm”, “không lo”, “khỏi lo”, “khuyên dùng”, “hotline”, “điện thoại tư vấn” và các từ, cụm từ có ý nghĩa tương tự."

Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trên các tổ chức, cá nhân không được sử dụng cụm từ "điều trị tận gốc" trong nội dung quảng cáo thuốc.

Do đó: Đối với trường hợp mà bạn cung cấp cho chúng tôi thì việc bên phía đối tác yêu cầu công ty bạn phải bằng cách nào đó thể hiện được cụm từ "điều trị tận gốc" trong nội dung quảng cáo thuốc của đối tác đó là không phù hợp với pháp luật.

Nên để tránh các trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra khi thực hiện hợp đồng thì công ty nên thỏa thuận lại với đối tác của công ty về vấn đề trên. Nếu trường hợp đối tác của công vẫn bắt buộc công ty thực hiện yêu cầu trên thì công ty nên từ chối hợp tác trong trường hợp này để tránh rủi ro.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Quảng cáo thuốc
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo thuốc
Hỏi đáp Pháp luật
Có được quảng cáo thuốc trên trang thông tin điện tử với câu từ mang tính truyền miệng để khuyên dùng thuốc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các thông tin, hình ảnh nào không được sử dụng trong nội dung quảng cáo thuốc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục thuốc không kê đơn mới nhất năm 2023? Thuốc không kê đơn có được quảng cáo hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các thông tin bị cấm khi quảng cáo thuốc năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thuốc thông qua phương tiện tổ chức hội thảo, hội nghị, sự kiện mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thuốc năm 2024 thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc năm 2023? Những loại thuốc nào được phép quảng cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo thuốc trên mạng xã hội hoặc trên các website cần đáp ứng điều kiện gì?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông, trang tin điện tử
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo thuốc
Thư Viện Pháp Luật
278 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quảng cáo thuốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo thuốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào