Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong giai đoạn từ năm 1990 - 1994
Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại Điều 33 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành như sau:
1- Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ Nhà nước thì quyết định xử phạt và biên bản tịch thu tang vật, phương tiện đó phải được giao cho cơ quan tài chính.
2- Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hoá phẩm đồi truỵ, hàng giả không có giá trị sử dụng thì phải lập hội đồng xử lý để huỷ bỏ.
3- Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc sở hữu của Nhà nước, của tập thể hoặc của cá nhân có quyết định trả lại cho chủ sở hữu thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt trả lại cho chủ sở hữu.
4- Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính không biết rõ của ai thì cơ quan có thẩm quyền thi hành quyết định phải niêm yết công khai, thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Qua thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu thì sung tang vật, phương tiện đó vào quỹ Nhà nước.
Trên đây là nội dung quy định về việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính năm 1989.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?