Ủy quyền xử lý vi phạm hành chính
Việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Điều 41 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 như sau: (Điều này được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008)
Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính quy định tại các điều 28, 29 và 30, các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 31, các khoản 2, 3 và 4 Điều 32, các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 33, các khoản 2, 3 và 4 Điều 34, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 35, các khoản 2, 3 và 4 Điều 36, các khoản 2, 3 và 4 Điều 37, các khoản 2, 3 Điều 38, Điều 39, các khoản 3, 4 Điều 40, các khoản 2, 3 Điều 40a, Điều 40b, Điều 40c, Điều 40d của Pháp lệnh này có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. Việc uỷ quyền phải được thực hiện bằng văn bản. Cấp phó được ủy quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định xử lý vi phạm hành chính của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về việc ủy quyền xử lý vi phạm hành chính. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kịch bản và lời dẫn chương trình 20 11 ở trường mầm non mới nhất năm 2024?
- Tổng hợp các văn bản liên quan đến bảo hiểm xã hội cập nhật mới nhất năm 2024?
- Năm 2024, kế hoạch tuyển dụng công chức phải bao gồm những nội dung gì?
- Trường hợp nào không được biệt phái công chức?
- Khi đèn tín hiệu giao thông màu vàng bật sáng, người điều khiển phương tiện đi chưa đến vạch dừng thì phải làm gì?