Quy trình bổ nhiệm công chức, viên chức từ nơi khác làm lãnh đạo tại cơ quan Thuế và Hải quan
Quy trình bổ nhiệm công chức, viên chức từ nơi khác làm lãnh đạo tại cơ quan Thuế và Hải quan quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định 1699/QĐ-BTC năm 2018 về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, cụ thể như sau:
2.1. Trường hợp nhân sự do cơ quan, đơn vị (nơi tiếp nhận) đề xuất
Tập thể Lãnh đạo đơn vị báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương điều động, bổ nhiệm nhân sự, sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương, phương án nhân sự, thì đơn vị được giao nhiệm vụ tham mưu về công tác cán bộ phối hợp với các đơn vị liên quan, triển khai thực hiện các công việc sau:
Bước 1: Tổ chức gặp công chức, viên chức được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Bước 2: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo và cấp ủy đảng cơ quan nơi công chức, viên chức đang công tác về chủ trương điều động; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy đối với nhân sự; thẩm tra, xác minh lý lịch của công chức, viên chức theo quy định.
Bước 3: Tập thể Lãnh đạo và cấp ủy (nơi tiếp nhận) thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín).
Bước 4: Trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều động, bổ nhiệm.
2.2. Trường hợp nhân sự do cấp có thẩm quyền dự kiến điều động (tiếp nhận), bổ nhiệm từ nguồn ngoài cơ quan, đơn vị
Căn cứ nhu cầu công tác và phẩm chất, năng lực của cán bộ, cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt chủ trương và giao đơn vị tham mưu công tác cán bộ phối hợp với các đơn vị liên quan, triển khai một số công việc sau:
Bước 1: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo của cơ quan tiếp nhận cán bộ về dự kiến điều động, bổ nhiệm.
Bước 2: Trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo nơi nhân sự đang công tác về chủ trương điều động, bổ nhiệm và lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy.
Bước 3: Gặp nhân sự được dự kiến điều động, bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
Bước 4: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều động, bổ nhiệm.
2.3. Tổ chức thi hành quyết định
3. Trình tự, thủ tục tiến hành các bước bổ nhiệm cụ thể được thực hiện theo quy định tại Mục III, Mục IV, Mục V Chương này.
4. Đối với việc bổ nhiệm nhân sự Phòng thuộc Vụ, Cục thì thực hiện theo quy trình bổ nhiệm từ nguồn tại chỗ; bổ nhiệm nhân sự từ Chi cục về Phòng thuộc Cục hay ngược lại thực hiện quy trình bổ nhiệm từ nguồn ngoài đơn vị.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?