Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành

Có vấn đề này liên quan đến Thanh tra chuyên ngành tôi muốn hỏi, mong Ban tư vấn có thể dành chút thời gian để hỗ trợ: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn Bích Thủy - Nha Trang

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành được quy định tại Điều 46 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật này.

2. Chánh Thanh tra sở, Chánh Thanh tra Cục Hàng không, Chánh Thanh tra Cục Hàng hải, Chánh thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Chánh thanh tra Ủy ban chứng khoán Nhà nước; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục về bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, thủy lợi, đê điều, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số khu vực và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

3. Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực, Cục trưởng Cục Thống kê, Cục trưởng Cục kiểm soát ô nhiễm, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 70% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 250.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

4. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chế biến, thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối, Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 3 Điều này.

Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Trên đây là nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Trân trọng!

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp mới nhất về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp pháp luật
Địa chính xã có được xử phạt vi phạm về hành vi vi phạm quy định đất đai không?
Hỏi đáp pháp luật
Xử lý như thế nào nếu phát hiện hành vi vi phạm về đất đai nhưng không có quyền xử phạt?
Hỏi đáp pháp luật
Chánh Thanh tra Sở có quyền phạt những hành vi nào trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp pháp luật
Giám đốc Sở có quyền xử phạt như thế nào trong lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp pháp luật
Thanh tra chuyên ngành xây dựng xử phạt trong lĩnh vực đất đai có thẩm quyền xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai xử phạt trong lĩnh vực đất đai có thẩm quyền xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên trong lĩnh vực du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của chánh thanh tra cấp sở trong lĩnh vực du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở trong lĩnh vực du lịch
Hỏi đáp pháp luật
Thẩm quyền xử phạt của trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ trong lĩnh vực du lịch
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
Thư Viện Pháp Luật
435 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào