Trách nhiệm của các đơn vị trong ngành y tế trong việc xử lý cố cố an toàn, an ninh thông tin y tế
Trách nhiệm của các đơn vị trong ngành y tế trong việc xử lý cố cố an toàn, an ninh thông tin y tế quy định tại Điều 13 Quyết định 4494/QĐ-BYT năm 2015 về Quy trình phản ứng với các sự cố an toàn, an ninh thông tin tại đơn vị trong ngành y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành như sau:
- Cử cán bộ quản lý sự cố và bảo đảm cán bộ quản lý sự cố tuân thủ đúng Điều 6 của Quy định này.
- Xây dựng và phê duyệt kế hoạch quản lý sự cố theo Điều 5 của Quy định này.
- Tiếp nhận và xử lý các thông báo sự cố theo Điều 9 của Quy định này.
- Xử lý sự cố theo Điều 10 của Quy định này.
- Phối hợp, hỗ trợ các đơn vị khác trong các hoạt động ứng cứu sự cố.
- Ghi nhận thông tin sự cố và thông tin xử lý sự cố vào hồ sơ quản lý sự cố, bao gồm các thông tin sau:
+ Nội dung thông báo sự cố, thời gian tiếp nhận thông báo, thời gian gửi xác nhận;
+ Kết quả xử lý sự cố, nguyên nhân gây ra sự cố, thời gian xử lý sự cố và danh sách các tổ chức, cá nhân cùng tham gia phối hợp xử lý sự cố (nếu có);
+ Thời gian gửi thông báo sự cố và thời gian nhận được xác nhận đối với trường hợp thông báo cho đơn vị cấp trên hoặc Cục Công nghệ thông tin.
- Ưu tiên bố trí kinh phí và cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật ứng phó sự cố.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?