Hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích như thế nào phải thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước?
Tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 12 Nghị định 43/2015/NĐ-CP quy định:
- Hồ chứa thủy điện, thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối (1.000.000 m3) trở lên phải thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
- Tổ chức quản lý, vận hành hồ chứa quy định tại Khoản 1 Điều này chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có hồ chứa xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa. Phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa thủy điện, thủy lợi phải có các nội dung chính sau đây:
+ Thông số cơ bản của hồ chứa;
+ Hiện trạng quản lý, sử dụng đất quanh hồ chứa;
+ Xác định phạm vi cụ thể của hành lang bảo vệ hồ chứa trên sơ đồ mặt bằng;
+ Tọa độ, địa danh hành chính của các mốc giới, khoảng cách của các mốc giới trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 đến 1/2.000;
+ Phương án huy động nhân lực, vật tư, vật liệu, thi công, giải phóng mặt bằng trên thực địa;
+ Tiến độ cắm mốc, bàn giao mốc giới, kinh phí thực hiện.
Theo đó hồ thủy điện, thủy lợi có dung tích từ một triệu mét khối nước trở lên phải thực hiện việc cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?