Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 25 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1992, được sửa đổi bởi Luật Tổ chức Toà án nhân dân sửa đổi 1993, theo đó:
1- Tổ chức công tác xét xử của Toà án nhân dân tối cao;
2- Chủ toạ các phiên họp của Hội đồng Thẩm phán và Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao;
3- Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Toà án các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng;
4- Trình Chủ tịch nước ý kiến của mình về những trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình;
5- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh toà, Phó Chánh toà các Toà chuyên trách, Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng và các chức vụ khác trong Toà án nhân dân tối cao, trừ Phó Chánh án, Thẩm phán;
6- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm và cán bộ của các Toà án;
7- Báo cáo công tác của các Toà án trước Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước;
8- Chỉ đạo việc soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh do Toà án nhân dân tối cao trình Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
9- Quy định bộ máy giúp việc của Toà án nhân dân tối cao và trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?