Quy trình bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế từ nguồn nhân sự tại chỗ
Theo quy định hiện hành thì căn cứ nhu cầu, quy hoạch và tiêu chuẩn bổ nhiệm, trên cơ sở đơn vị có nhân sự đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm theo quy định, Tập thể lãnh đạo đơn vị có công văn gửi Ban Cán sự đề xuất chủ trương bổ nhiệm từ nguồn nhân sự tại chỗ trong quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 36 Quyết định 4286/QĐ-BYT năm 2018 thì quy trình bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp của Bộ Y tế từ nguồn nhân sự tại chỗ từ nguồn nhân sự tại chỗ được thực hiện như sau:
Bước 1: Hội nghị Tập thể lãnh đạo đơn vị lần 1
- Thành phần: Cấp ủy và Lãnh đạo đơn vị.
- Nội dung: Trên cơ sở chủ trương được Ban Cán sự phê duyệt, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và nguồn cán bộ trong quy hoạch; Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự, bảo đảm yêu cầu về công bằng, dân chủ, chặt chẽ, công khai, minh bạch của công tác nhân sự theo quy định.
Bước 2: Hội nghị Tập thể lãnh đạo đơn vị mở rộng
- Thành phần: Cấp ủy và Lãnh đạo đơn vị, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trưởng khoa, phòng và tương đương thuộc đơn vị.
- Nội dung: Thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (Mẫu phiếu 01).
- Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho 01 chức danh trong số các đồng chí trong quy hoạch. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo (kết quả kiểm phiếu không công bố tại Hội nghị này).
Bước 3: Hội nghị Tập thể lãnh đạo đơn vị lần 2
- Thành phần: Cấp ủy và Lãnh đạo đơn vị.
- Nội dung: Tập thể lãnh đạo đơn vị căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của cán bộ, trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín (Mẫu phiếu 01).
- Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho chức danh trong số nhân sự được lựa chọn ở bước 2 hoặc giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định. Người nào đạt số phiếu cao nhất trên 50% thì được lựa chọn, nếu không có người nào đạt trên 50% số phiếu giới thiệu thì chọn người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị cán bộ chủ chốt (kết quả kiểm phiếu được công bố tại Hội nghị này).
Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp kết quả 3 bước, báo cáo Ban Cán sự xem xét, cho ý kiến chỉ đạo trước khi tiến hành các bước tiếp theo.
Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt
- Thành phần:
+ Đơn vị có từ 200 công chức, viên chức trở xuống, thành phần tham gia lấy ý kiến gồm: Tất cả công chức, viên chức của đơn vị.
+ Đơn vị có trên 200 đến dưới 500 công chức, viên chức, thành phần tham gia lấy ý kiến gồm: Cấp ủy và Lãnh đạo đơn vị; Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của đơn vị; trưởng, phó các khoa, phòng và tương đương; điều dưỡng trưởng, kỹ thuật viên trưởng, hộ sinh trưởng; viên chức hạng III trở lên và đảng viên là viên chức.
+ Đơn vị có từ 500 đến dưới 1000 công chức, viên chức, thành phần tham gia lấy ý kiến gồm: Cấp ủy và Lãnh đạo đơn vị; Thường vụ Ban Chấp hành Công đoàn và Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của đơn vị; trưởng, phó các khoa, phòng và tương đương; điều dưỡng trưởng, kỹ thuật viên trưởng, hộ sinh trưởng; viên chức hạng II trở lên và đảng viên là viên chức hạng III trở lên.
+ Đơn vị có từ 1.000 công chức, viên chức trở lên, thành phần tham gia lấy ý kiến gồm: Cấp ủy và Lãnh đạo đơn vị; Thường vụ Ban Chấp hành Công đoàn và Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của đơn vị; trưởng, phó các khoa, phòng và tương đương; điều dưỡng trưởng, kỹ thuật viên trưởng, hộ sinh trưởng; viên chức hạng I trở lên và đảng viên là viên chức hạng III trở lên.
(Hội nghị được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt. Viên chức làm việc theo chế độ viện - trường có thời gian làm việc tại đơn vị; khoa, phòng từ 12 tháng trở lên được tham gia lấy ý kiến tín nhiệm theo quy định về thành phần như trên).
- Nội dung:
+ Trao đổi, thảo luận về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện và khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cán bộ.
+ Thông báo danh sách nhân sự do tập thể lãnh đạo đơn vị giới thiệu ở bước 3; tóm tắt lý lịch, quá trình học tập, công tác; nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu, triển vọng phát triển; dự kiến phân công công tác.
+ Nhân sự trình bày Kế hoạch hành động trong nhiệm kỳ 5 năm nếu được bổ nhiệm giữ chức vụ và trả lời các ý kiến (nếu có).
+ Phát phiếu lấy ý kiến, hướng dẫn cách ghi và thu phiếu (Mẫu phiếu 02a hoặc Mẫu phiếu 02b).
Kết quả kiểm phiếu không công bố tại Hội nghị này.
Bước 5: Hội nghị Tập thể lãnh đạo đơn vị lần 3
- Thành phần: Cấp ủy và Lãnh đạo đơn vị.
- Nội dung:
+ Phân tích kết quả lấy phiếu ở bước 2, bước 3, bước 4.
+ Xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có).
+ Tập thể lãnh đạo đơn vị thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín (Mẫu phiếu 02a hoặc Mẫu phiếu 02b).
- Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất trên 50% số phiếu tín nhiệm giới thiệu thì được lựa chọn, giới thiệu, bổ nhiệm; trường hợp tập thể lãnh đạo đơn vị giới thiệu 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỷ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do người đứng đầu đơn vị giới thiệu để trình, đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Ban Cán sự xem xét, quyết định.
Ban Cán sự xin ý kiến Cấp ủy cấp trên đơn vị về nhân sự đề nghị bổ nhiệm.
Ban Cán sự xem xét, quyết định theo Mẫu phiếu 03 ban hành kèm theo Quyết định này.
Vụ Tổ chức cán bộ hoàn thiện hồ sơ, dự thảo quyết định trình Bộ trưởng ký, ban hành.
Các ý kiến thảo luận tại các Hội nghị được ghi thành Biên bản. Tổ chức kiểm phiếu và lập Biên bản kiểm phiếu tại đơn vị. Thành phần tham gia kiểm phiếu gồm đại diện Tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện Phòng Tổ chức cán bộ của đơn vị, đại diện lãnh đạo và chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ. Phiếu đã kiểm được niêm phong và lưu giữ tại Vụ Tổ chức cán bộ.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?