Nước thải công nghiệp từ những nguồn nào phải chịu phí bảo vệ môi trường?
Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP quy định nước thải công nghiệp là nước thải từ:
- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Nông sản, lâm sản, thủy sản;
- Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: Thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá;
- Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: Gia súc, gia cầm tập trung;
- Cơ sở nuôi trồng thủy sản;
- Cơ sở sản xuất thủ công nghiệp trong các làng nghề;
- Cơ sở: Thuộc da, tái chế da;
- Cơ sở: Khai thác, chế biến khoáng sản;
- Cơ sở: Dệt, nhuộm, may mặc;
- Cơ sở sản xuất: Giấy, bột giấy, nhựa, cao su;
- Cơ sở sản xuất: Phân bón, hóa chất, dược phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, đồ gia dụng;
- Cơ sở: Cơ khí, luyện kim, gia công kim loại, chế tạo máy và phụ tùng;
- Cơ sở sản xuất: Linh kiện, thiết bị điện, điện tử;
- Cơ sở: Sơ chế phế liệu, phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu;
- Nhà máy cấp nước sạch;
- Hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp;
- Cơ sở sản xuất khác.
Trên đây là quy định các đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường từ nước thải công nghiệp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Các mức tăng lương hưu từ nay đến ngày 01/7/2025?
- Từ 1/1/2025, bài kiểm tra phục hồi điểm Giấy phép lái xe có câu điểm liệt không?
- Tăng lương hưu cán bộ công chức viên chức thêm được bao nhiêu tiền? Đã chốt tăng lương hưu 2025 của CBCC viên chức chưa?
- Đối tượng nào được khai thác thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản?