Quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình bị xử lý ra sao?

Tôi tên là Hoàng Phương, làm việc bên mảng truyền thông, quảng cáo. Để phục vụ cho nhu cầu công việc, tôi có thắc mắc này muốn hỏi: Quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình bị xử lý ra sao? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Hy vọng nhận được câu trả lời trong thời gian sớm nhất, xin cảm ơn! (090***)

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 5 Điều 58 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo thì hành vi quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình sẽ bị xử phạt như sau:

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt quá 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình;

...

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Như vậy, đối với hành vi bạn thắc mắc (quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình) có thể sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng. Đồng thời, sẽ bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm có được.

Trên đây là nội dung quy định về việc xử phạt hành vi quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 158/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Quảng cáo sản phẩm
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo sản phẩm
Hỏi đáp Pháp luật
KOLs quảng cáo sản phẩm phải có bằng chứng về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm theo Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức phạt hành vi quảng cáo sản phẩm bị cấm năm 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi có phải đăng ký nội dung trước khi quảng cáo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chuẩn pháp lý năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo sản phẩm trước khi nộp đơn đăng ký sáng chế thì sáng chế còn đáp ứng được tính mới không?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ phải đáp ứng điều kiện gì mới được quảng cáo?
Hỏi đáp pháp luật
Theo quy định, nội dung phải có khi quảng cáo trang thiết bị y tế là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi quảng cáo rượu thuốc có tác dụng tạo sự hấp dẫn về giới tính bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp pháp luật
Hoạt động quảng cáo kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài từ năm 2017
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp hết hiệu lực sử dụng giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo sản phẩm
Thư Viện Pháp Luật
382 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quảng cáo sản phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quảng cáo sản phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào